Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Lược sử Giáo xứ Thanh Hà




Lược sử Giáo xứ Thanh Hà

Từ sau năm 1975 người dân tỉnh Hà Nam Ninh (nay là các tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình) rời xa quê hương, di cư lên Tây nguyên đến huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai Kon Tum lập nghiệp.
Năm 1984 một số dân tỉnh Thanh Hóa từ Bác lại vào Chưprông tìm kế sinh nhai, trong đó có vài chục giáo dân âm thầm quy tụ tại ngôi nhà của ông Phạm Ngọc Trình chia sẽ lời Chúa và cầu nguyện. Giai đoạn sơ khai này nhóm giáo dân trên gánh chịu nhiều áp lực của chính quyền thời bấy giờ.
Mùa Chay năm 1990, vào ngày lễ tro Cha Đamin Mai Ngọc Lợi vào dâng thánh lễ (chui) đầu tiên cho khoảng 20 giáo dân. Sau thánh lễ trên, giáo dân quy tụ ngày một đông khi nghe tin có cha Lợi đến dâng thánh lễ, vì thế ông Phạm ngọc Trình tháo dỡ những vách ngăn ngôi nhà 3 gian của mình để bà con giáo dân có chỗ đứng tham dự thánh lễ (sau này ông Trình hiến ngôi nhà của mình cho giáo họ để làm nhà nguyện và hình thành nhà thờ ngày nay)
Từ năm1990 đến năm 2006, cha Đaminh Lợi và giáo dân Thanh Hà chịu đựng bao hà khắc của chinh quyền ngăn cấm. Trong một lần lén nâng cao gian nhà tạm đặt Mình Thánh Chúa thêm 20 cm, chính quyền kéo đến buộc tháo dỡ toàn bộ nhà nguyện hoặc hạ lại như cũ, giáo dân chấp nhận hạ đễ giữ nhà nguyện. Thấy áp lực không kết quả chính quyền kích động người dân tộc, gây chia rẻ Kinh – Thượng.
Để tiếp tục ngăn cấm, chính quyền đưa dân quân đứng bên đầu cầu, phía đường vào nhà nguyện khi cha Lợi đến dâng lễ. Họ lấy lý do ngôi nhà trên của gia đình ông Trình chỉ cho phép gia đình và họ hàng ông Trình được vào dự lễ cầu nguyện cho ông Trình (vì thời điểm này ông Tình đã mất) còn người ngoài gia dình không được tham dự. Lúc đó, số giáo dân quy tụ đã gần 2000 người. Cha Đanim Lợi xin Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục giáo phận nâng giáo họ thành gíao xứ Thanh Hà. Tháng 8 năm 2006 cuối cùng chính quyền chấp thuận thành lập giáo xứ Thanh Hà.
Năm 2007 cha Giuse Phạm Thanh Thuyết SDB được Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh bổ nhiệm làm quản xứ Thanh Hà. Trong thời gian đảm nhiệm cha Thuyết cùng bà con giáo dân cải tạo lại khu vực nhà xứ sửa lại giáo đường, bờ kè, xây tường ngăn cách nhà mồ của anh em dân tộc v.v….
Ngày 19.11.2009 Đức giám mục Kontum bổ nhiệm cha Phêrô Hoàng Văn Số về thay cha Thuyết. Thấy ngôi giáo đường đã xuống cấp, cha Phêrô Hoàng Văn Số và ban chức việc đề nghị xây dựng lại ngôi giáo đường và được Đức giám mục chấp thuận xây dựng lại ngôi giáo đường của giáo xứ. Ngày 06.07.2011 chính quyền chấp thuận cho xây dựng và ngôi giáo đường đã hoàn tất ngày 28.06.2012.


Giáo xứ Thanh Hà vượt qua đau thương để 
hình thành
VRNs (30.06.2012) - Gia Lai - Ngày 28.6.2012 tại GX Thanh Hà.Giáo Hạt Thanh An.Miền Pleiku, GP Kon Tum, long trọng khành thành ngôi giáo đường mới.
Thánh lễ được cữ hành lúc 9 giờ sáng do cha Phêrô Nguyễn Văn Đông, Tổng đại diện giáo phận chủ sự cùng với hơn 30 linh mục. Khoảng trên 3000 giáo dân và khách mời tham dự. Ngoài ra còn có sự tham dự của tu sĩ nam nữ thuộc các Dòng tu cùng về tham dự.
Từ sau năm 1975 người dân tỉnh Hà Nam Ninh (nay là các tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình) rời xa quê hương, di cư lên Tây nguyên đến huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai Kon Tum lập nghiệp.
Năm 1984 một số dân tỉnh Thanh Hóa từ Bác lại vào Chưprông tìm kế sinh nhai, trong đó có vài chục giáo dân âm thầm quy tụ tại ngôi nhà của ông Phạm Ngọc Trình chia sẽ lời Chúa và cầu nguyện. Giai đoạn sơ khai này nhóm giáo dân trên gánh chịu nhiều áp lực của chính quyền thời bấy giờ.
Mùa Chay năm 1990, vào ngày lễ tro Cha Đamin Mai Ngọc Lợi vào dâng thánh lễ (chui) đầu tiên cho khoảng 20 giáo dân. Sau thánh lễ trên, giáo dân quy tụ ngày một đông khi nghe tin có cha Lợi đến dâng thánh lễ, vì thế ông Phạm ngọc Trình tháo dỡ những vách ngăn ngôi nhà 3 gian của mình để bà con giáo dân có chỗ đứng tham dự thánh lễ (sau này ông Trình hiến ngôi nhà của mình cho giáo họ để làm nhà nguyện và hình thành nhà thờ ngày nay)
Từ năm 1990 đến năm 2006, cha Đaminh Lợi và giáo dân Thanh Hà chịu đựng bao hà khắc của chinh quyền ngăn cấm. Trong một lần lén nâng cao gian nhà tạm đặt Mình Thánh Chúa thêm 20 cm, chính quyền kéo đến buộc tháo dỡ toàn bộ nhà nguyện hoặc hạ lại như cũ, giáo dân chấp nhận hạ đễ giữ nhà nguyện. Thấy áp lực không kết quả chính quyền kích động người dân tộc, gây chia rẻ Kinh – Thượng.
Để tiếp tục ngăn cấm, chính quyền đưa dân quân đứng bên đầu cầu, phía đường vào nhà nguyện khi cha Lợi đến dâng lễ. Họ lấy lý do ngôi nhà trên của gia đình ông Trình chỉ cho phép gia đình và họ hàng ông Trình được vào dự lễ cầu nguyện cho ông Trình (vì thời điểm này ông Tình đã mất) còn người ngoài gia dình không được tham dự. Lúc đó, số giáo dân quy tụ đã gần 2000 người. Cha Đanim Lợi xin Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục giáo phận nâng giáo họ thành gíao xứ Thanh Hà. Tháng 8 năm 2006 cuối cùng chính quyền chấp thuận thành lập giáo xứ Thanh Hà.
Năm 2007 cha Giuse Phạm Thanh Thuyết SDB được Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh bổ nhiệm làm quản xứ Thanh Hà. Trong thời gian đảm nhiệm cha Thuyết cùng bà con giáo dân cải tạo lại khu vực nhà xứ sửa lại giáo đường, bờ kè, xây tường ngăn cách nhà mồ của anh em dân tộc v.v….
Ngày 19.11.2009 Đức giám mục Kontum bổ nhiệm cha Phêrô Hoàng Văn Số về thay cha Thuyết. Thấy ngôi giáo đường đã xuống cấp, cha Phêrô Hoàng Văn Số và ban chức việc đề nghị xây dựng lại ngôi giáo đường và được Đức giám mục chấp thuận xây dựng lại ngôi giáo đường của giáo xứ. Ngày 06.07.2011 chính quyền chấp thuận cho xây dựng và ngôi giáo đường đã hoàn tất ngày 28.06.2012.
Trong bài giảng lễ, Cha tổng đại diện ôn lại quá trình hình thành giáo xứ đặc thù của vùng sâu vùng xa đầy gian nan và thử thách. Cha đã cùng cộng đoàn dành một phút tưỡng nhớ công ơn của những người tận hiến nhà cửa của cải cũng như công sức cho nhà thờ nay đã qua đời. Cha cũng cám ơn cha Đamin Mai Ngọc Lợi đã gắn bó và chấp nhận gian nan để giáo xứ có được ngày hôm nay. Cha tổng đại diện nói giáo dân giáo xứ Thanh Hà vừa có một ngôi giáo đường mới nguy nga đẹp đẽ, nhung giáo dân phải xây dựng một ngôi giáo đường trong tim mình đẹp hơn thì mới vĩnh cữu, vì giáo đường này có đẹp đến đâu thời gian cũng hủy hoại còn giáo đường trong tim chúng ta biết xây dựng nó mới trường cửu.
PV.VRNs tại Pleiku
.................

Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Giáo xứ Thanh Hà
GPKONTUM(04/09/2011)KONTUM. Vào lúc 9 giờ sáng ngày 01/09/2011, Đức Giám Mục Giáo phận Kontum đã đến đặt viên đá đầu tiên xây nhà thờ Thanh Hà và chủ tế Thánh lễ cùng với 27 linh mục khác thuộc miền Gia Lai. Linh mục Giuse Hoàng Văn Số đang cai quản giáo xứ này.
Mặc dù thời tiết không thuận tiện, trời đổ mưa rất lớn từ sáng sớm, mây mù bao phủ khắp cả vùng, nhưng anh chị em giáo dân vẫn đến dự lễ rất đông. Có khoảng hơn 2 ngàn 400 người từ nhiều nơi về dự lễ. Người ở gần thì đi bộ, người ở xa thì đi xe gắn máy, khách mời và các ân nhân có người thì đi ôtô, tất cả tạo nên đoàn lữ hành trên con đường nhỏ nhớt nhát dẫn lối về nhà Chúa. Vì lòng nhiệt thành xây dựng nhà Chúa mà mọi người đã hi sinh quên hết gió mưa để đến hiệp dâng Thánh lễ. Có những anh chị em giáo dân đến từ rất sớm, thấy công việc chuẩn bị gặp khó khăn vì mưa gió, họ đã ra tay làm giúp để kịp đón khách.
Trước Thánh Lễ, ông câu giáo xứ Thanh Hà công bố lịch sử hình thành và phát triển của giáo xứ.
Vào năm 1975, bà con giáo dân 3 tỉnh: Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình vào lập khu kinh tế mới tại thôn An Hòa, xã IaDrăng, huyện ChưPrông, tỉnh Gia Lai. Năm 1984, mảnh đất thân yêu này đón nhận thêm các anh chị em của 3 nơi khác nữa là: Thanh Hóa, Phát Diệm và Bù Chu. Từ đó, tên gọi Thanh Hà rất dễ thương này được nối kết giữa hai địa danh: Thanh An và Hà Nam Ninh. Điều đó đã nói lên tình đoàn kết và chung sống hòa thuận giữa những người từ nhiều quê hương khác nhau, nhưng vẫn chung một niềm tin vào Chúa và nhất là sống đúng tâm tình “bán anh em xa, mua láng giềng gần” của người Việt Nam.
Năm 2005, giáo xứ Thanh Hà vinh dự được nhận Thánh Giuse và Mẹ Maria làm quan thầy – bổn mạng của giáo xứ. Thánh đường sắp sửa xây hôm nay được dâng kính thánh Giuse.
Vào năm 2006, Cha Giuse Phạm Thành Quyết nhận nhiệm sở và coi sóc anh chị em giáo dân kinh tế tại đây.
Đầu năm 2009, Cha Giuse Hoàng Văn Số được Đức Giám Mục Giáo phận Kontum – Miacae Hoàng Đức Oanh sai về nhận nhiệm sở Thanh Hà. Đến nay, số giáo dân trong xứ khoảng 2500 người.
Khoảng đầu tháng 9 năm 2010, Cha Số xin phép Đức Giám Mục và chính quyền xây dựng thánh đường Thanh Hà và hôm nay, lời ước nguyện của an chị em giáo dân nơi đây đã thành hiện thực.
Đúng 9 giờ, Thánh lễ bắt đầu trong cơn mưa đổ mỗi lúc một to hơn. Mở đầu, Đức Cha Micae nói lời chúc mừng Giáo xứ, mới ngày nào chưa có nhà nguyện lợp lá, anh chị em đã lớp lá nhà nguyện, dần dần tiến đến nhà nguyện lợp mái tôn, nay đang chuẩn bị xây nhà ngói. “Tôi thật sự là vừa mừng vừa lo. Mừng vì giữa anh em dân tộc và kinh sẽ gắn kết hơn trong ngôi Thánh Đường mới. Lo vì chính quyền vùng sâu vùng xa này tuyên bố 3 không: ‘không linh mục’, ‘không tu sĩ’ và ‘không nhà thờ’” – Ngài nói lại lời tuyên bố của anh em chính quyền huyện Chư Prông với ngài cách đây gần 1 năm.
Ngài mong mỏi tất cả anh chị em giáo dân phải có khát vọng sống niềm tin mạnh mẽ, đặc biệt tại vùng đất nghèo tôn giáo này.
Đúng 10 giờ, Ngài đã đặt viên đá đầu tiên để xây dựng thánh đường trong tiếng vỗ tay vui mừng của tất cả cộng đoàn tham dự.
Cuối Thánh lễ Ngài nhắn nhủ 3 ý chủ đạo như sau:
1. Anh chị em phải ý thức xây dựng đền thờ Thiên Chúa bằng chính bản thân mình. Anh em hãy sống bằng niềm tin của mình, sống yên thương và loại trừ tệ nạn ra khỏi đời sống thường ngày. Ý thức mình khi vào nhà thờ, nghiêm trang sốt sắng trong thánh lễ,… để cùng nhau giúp anh chi em khác sống đức tin.
2. Xây dựng nhà thờ như thế nào? Mỗi người trong giáo xứ cần phải được sai đi. Xây dựng ngôi thánh đường mới, thì tâm hồn cũng phải mới, không để con em bỏ lỡ việc học hỏi đức tin và sống đạo.
3. Đào tạo ơn gọi trong giáo xứ là sự quan tâm hàng đầu và tiếp theo phải tạo cho anh em dân tộc có một chỗ đứng không kém phần quan trọng giữa cộng đoàn chúng ta.
Thánh Lễ kết thúc lúc 11h, Đức Cha Micae đã ban phép lành cho cộng đoàn và trao kỷ niệm chương cho các ân nhân – những người đã đóng góp đặc biệt cho giáo xứ xây dựng thánh đường.

Kim Huệ – giáo dân Thăng Thiên
____________________________
Hình ảnh nhà thờ Giáo xứ Thanh Hà
Hình ành lễ khánh thành nhà thờ giáo xứ Thanh Hà  (28.6.2012)

Giáo dân Thanh Hà chào đón khách đến dự lễ khánh thành nhà thờ

Bên trong ngôi nhà thờ mới của giáo dân Thanh Hà

Các hình ảnh về quá trình hình thành giáo xứ Thanh Hà

Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Giáo xứ Thanh Hà 1/9/2011









Nhà thờ cũ Giáo xứ Thanh Hà


Lược sử Giáo xứ An Sơn




Giáo xứ An Sơn

image010

Nhà thờ An Sơn

1. Giai đoạn khai phá
Vào tháng 8 năm 1956, linh mục Giuse Nguyễn Hữu Quyền cùng sáu người lên Tây Nguyên tìm đất. Đó là các ông: Nguyễn Văn Đông, Trần Ngọc Thịnh, Lăng Văn Tùy, ông Tuất, ông Thảo và ông Qủa.
Sau khi xem xét vài nơi như Chí Công, Đồng Găng, Đồng Chè, cha Giuse đã chọn vùng đất thuộc xã Tân Lai, tổng Tân Phong, huyện Tân An, tỉnh Pleiku làm nơi định cư. Ngài đặt tên giáo xứ là An Sơn được kết hợp từ các địa danh An Khê và Lạng Sơn và nhận tước hiệu Đức Mẹ hồn xác lên trời làm bổn mạng Giáo xứ.
Ngày 03 tháng 09 năm 1956, cha Giuse đã đưa 46 gia đình lên định cư tại An Sơn (trước đó tạm cư tại xưởng dệt “nhà chín gian” nơi đường camp, chợ Chiều, Chợ Đồn hiện nay). Ngài cũng chọn vùng đất để xây dựng nhà thờ và nhà xứ như hiện nay. Ngôi nhà thờ bằng gỗ ván được hoàn tất vào tháng 12 cùng năm.
Trong năm 1957, một số gia đình gốc Lạng Sơn, Bùi Chu, Hải Phòng, Quảng Bình nhập An Sơn. Đến cuối năm, ngài nhận thấy số giáo dân tăng cao nên đã lập họ đạo Đồng Sơn (giáo xứ Đồng Sơn sau này).
2. Giai đoạn xây dựng và phát triển
Năm 1958, cha Giuse cho xây dựng trường học, hội trường đồng thời ngài cũng cho lập ca đoàn, đội bóng đá, văn nghệ…
Vì lòng sùng kính Đức Mẹ của giáo dân trong giáo xứ hơn nữa bổn mạng giáo xứ là Đức Mẹ hồn xác lên trời nên vào năm 1961 ngài đã cho xây dựng hang đá Đức Mẹ.
Năm 1964, giáo xứ tu sửa nhà thờ với việc xây thêm hai gian để làm cung thánh và phòng thánh và ngài cũng xây dựng thêm tầng lầu của khu nhà xứ. Ngày 07 tháng 01 năm 1965 các công trình được hoàn thành. Lúc này, số giáo dân là 600.
Năm 1970, một số hội đoàn bắt đầu sinh hoạt trong giáo xứ: Hùng Tâm Dũng Chí, Đạo Binh Đức Mẹ, Anna-Maria, Phêrô-Phaolô, Giuse. Năm 1971, các nữ tu Dòng thánh Phaolô thành Chartre từ An Khê lên phục vụ giáo xứ.
3. Tiến bước giữa lòng dân tộc
Năm 1975, nhiều gia đình trở về nhập giáo xứ nhưng sau đó, vì điều kiện kinh tế khó khăn, một số gia đình lại ra đi. Số giáo dân lúc này khoảng 1000.
Cha Giuse và giáo xứ đã chuẩn bị để xây dựng nhà thờ mới vào năm 1971 nhưng không thành. Đến năm 1985, vì nhà thờ cũ đã xuống cấp nên cha và giáo xứ đã quyết định tu sửa nhà thờ. Số giáo dân lúc này khoảng 1200..
Năm 1987, toàn thể giáo xứ mừng lễ kim khánh linh mục của cha Giuse. Buổi lễ diễn ra đơn sơ nhưng đậm tình cha con.
Ngày 1 tháng 4 năm 1988 đúng ngày thứ  sáu  Tuần thánh, ngài đã về nhà Cha lúc 15 giờ. Sau đó, Đức Cha đã bổ nhiệm cha Antôn Trần ứng Tường kiêm nhiệm họ An-Sơn.  Cha Antôn đổi danh xưng “Ban hành giáo” thành “Ban phục vụ”. Cha đẩy mạnh phong trào học hỏi Lời Chúa, thúc đẩy giáo dân tham dự tích cực vào các cử hành phụng vụ. Giáo xứ có những bước phát triển rất mạnh mẽ.
 Đến năm 1994, cha Phêrô Hoàng Văn Qui về đảm nhiệm An-Sơn và Đồng Sơn, địa bàn các xã Hà Tam, An Thành thuộc huyện Dak Pơ và huyện Kon Chro. Cha chánh xứ mới với đời sống nội tâm đã canh tân họ đạo bằng cầu nguyện, học hỏi Lời Chúa, củng cố Ban hành giáo và các giới, nhất là nhấn mạnh đến vai trò các bà trong gia đình. Ngài cũng lo lắng cơ sở để sinh hoạt, dù đơn giản nhưng tạm ổn cho nhu cầu của họ đạo. Đến năm 2000, ngài lâm bệnh và đi điều trị. Số giáo dân lúc này vào khoảng 1600. Trong thời gian vắng cha sở, Đức cha Phêrô Trần Thanh Chung đã cử cha Micae Hoàng Đức Oanh và cha Phêrô Nguyễn Vân Đông luân phiên xuống dâng thánh lễ và ban các bí tích cho giáo xứ An Sơn và Đồng Sơn. Tháng 6 năm 2002 đến tháng 06 năm 2003, cha Tôma Vũ Khắc Minh, cha sở An Khê kiêm nhiệm An Sơn. Ngày 08 tháng 05 năm 2003, cha Phêrô Hoàng Văn Qui về với Chúa và an nghỉ tại nghĩa trang giáo xứ Thánh Tâm.
Ngày 13 tháng 06 năm 2003, cha Antôn Đinh Bạt Huỳnh về nhận nhiệm sở gồm giáo xứ An Sơn, giáo xứ Đồng Sơn cùng với các giáo điểm thuộc huyện Dak Pơ và Kon Chro. Số giáo dân lúc này là 3614 người trong đó giáo xứ An Sơn có 1639 người, giáo xứ Đồng Sơn 1450 người, năm giáo điểm kinh tế mới 450 người và làng dân tộc Bahnar 75 người.
Năm 2006, cha Giuse Đặng Quang Thắng (OP) lên nhập tịch giáo xứ. Ngài giúp cha xứ trong việc mục vụ . Đồng thời , cha xứ đã cho lập Legio Marie (junior) của giáo xứ. Ngày 15 tháng 8 giáo xứ mừng lễ bổn mạng lần thứ 50 trong tâm tình tạ ơn Chúa cũng như để tri ân công ơn của các Đức Giám Mục, các cha sở, các linh mục, tu sĩ, quý chức việc, quý ân nhân và toàn thể cộng đồng giáo xứ đã góp công sức, tài lực để xây dựng giáo xứ An Sơn trong 50 năm qua. Số giáo dân lúc này là 1733 người.
image005
   Lm Antôn Đinh Bạt Huỳnh
(2003-2006) 
+ 24-05-2007   
image008

Hang đá Đức Mẹ giáo xứ An Sơn


4.3.4. Hướng về tương lai
Ngày 11 tháng 11 năm 2009, cha Giuse Nguyễn Duy Tài được bổ nhiệm làm cha sở An Sơn và Đồng Sơn. Với sự năng động của một linh mục trẻ, ngài đã giúp giáo xứ đi lên về mọi mặt như giúp giáo dân tham dự các cử hành phụng vụ một cách tích cực hơn, củng cố các hội đoàn và việc truyền giáo cho anh em lương dân.

Lược sử giáo xứ Đồng Sơn



Giáo xứ Đồng Sơn
image012
Nhà thờ Đồng Sơn
1. Giai đoạn hình thành
Trong năm 1957, một số gia đình gốc Lạng Sơn, Bùi Chu, Hải Phòng, Quảng Bình nhập An Sơn. Đến cuối năm, ngài nhận thấy số giáo dân tăng cao nên đã lập họ đạo Đồng Sơn trực thuộc An Sơn và đã chọn Thánh Giuse làm bổn mạng. Lúc này, số giáo dân vào khoảng 400. Ngay sau đó, cha xứ đã cho xây một ngôi thánh đường bằng mái tranh vách đất tại đó.
Năm 1960, vì điều kiện sinh sống khó khăn nên nhiều gia đình đã bỏ đi nơi khác và số giáo dân chỉ còn khoảng 130 người.
2. Giai đoạn phát triển
 Năm 1988, cha sở qua đời, cha Trần Ứng Tường về kiêm  nhiệm An Sơn vào Đồng Sơn và thấy số giáo dân tại Đồng Sơn đông, ngài cho tách Đồng Sơn ra khỏi An-Sơn và xin Đức Giám Mục cho thành lập giáo xứ mới.
Ngày 25 tháng 4 năm 1994, nhà thờ được xây dựng lại như hiện này dài 20m và rộng 6m.. Ngày 05 tháng 12 năm 1994, cha Phêrô Hoàng Văn Quy về phụ trách giáo xứ An Sơn và Đồng Sơn. Trong thời gian này, giáo xứ đã xây dựng được một hội trường để học giáo lý với sự giúp đỡ của Đức cha Alesis Phạm Văn Lộc. Vào năm 1996, giáo xứ lập tượng đài Đức Mẹ. Đến năm 2000, ngài lâm bệnh và đi điều trị và trong thời gian này Đức cha Phêrô Trần Thanh Chung đã cử cha Micae Hoàng Đức Oanh và cha Phêrô Nguyễn Vân Đông cử hành thánh lễ và ban các bí tích cho giáo xứ. Ngày 08 tháng 05 năm 2003, cha Phêrô Hoàng Văn Quy qua đời và an nghỉ tại nghĩa trang giáo xứ Thánh Tâm.
Sau khi cha Phêrô qua đời, Đức cha Phêrô Trần Thanh Chung đã bổ nhiệm cha Antôn Đinh Bạt Huỳnh về làm cha sở An Sơn và Đồng Sơn. Đầu năm 2006, cha Antôn lâm bệnh và cha Giuse Đặng Quang Thắng (OP) đã được gởi đến để phục vụ giáo xứ.
Cha Antôn qua đời vào ngày 24 tháng 05 năm 2007 và an nghỉ tại nghĩa trang giáo xứ Thánh Tâm. Sau đó, cha quản hạt Phêrô Nguyễn Vân Đông quản nhiệm giáo xứ Đồng Sơn cộng với sự trợ giúp của cha Giuse Đặng Quang Thắng.
Ngày 06 tháng 02 năm 2009, cha Giuse Phạm Minh Công được bổ nhiệm về làm chánh xứ An Khê kiêm nhiệm giáo xứ An Sơn và Đồng Sơn. Ngày 11 tháng 11 năm 2009, cha Giuse Nguyễn Duy Tài được bổ nhiệm chính thức là cha sở An Sơn và Đồng Sơn cho đến nay.                        
Các xứ đạo đầu tuyến vùng Truyền giáo Tây nguyên dù thăng trầm qua cuộc sống, nhưng vẫn vững bước và trở nên chứng từ cho “Tình yêu Thiên Chúa”. Dấu chân đầu tiên của các thừa sai tiên khởi đă in rõ nét tại vùng đất An-Sơn (An-Khê ngày nay) như Trạm Gò. An-Khê  chính là dấu chứng và hồng ân Thiên Chúa ban phúc lành cho mảnh đất cửa ngõ tiến vào tây nguyên đại ngàn đang khát khao lắng nghe Tin Mừng Tình Yêu của Thiên Chúa, nơi cưu mang những mơ ước và những âu lo ấp yêu  dự định  lên vùng truyền giáo của thầy sáu Do, cũng như  chứng kiến những thăng trầm và được Thiên Chúa an bài. An Khê  mang trong mình  sức sống và nghị lực chan chứa của các thừa sai. Đây là trách nhiệm  đồng thời là niềm hy vọng  của những con người mang được dấu ấn của công cuộc  truyền giáo ấy.

Lược sử Giáo xứ Chợ Đồn




Giáo xứ Chợ Đồn

image002
 NHÀ THỜ GIÁO XỨ CHỢ ĐỒN

1. Khai sinh trong âm thầm

Năm 1879, Đức Cha Gallibert là Giám Mục Giám Quản Tông Tòa địa phận Đông Đàng Trong (nay là địa phận Qui Nhơn), đặt cha Bossard (1879-1880)[2]  và một vị linh mục bản xứ cùng một số thầy giảng tại An Sơn để thiết lập họ đạo công giáo (tiền thân của giáo xứ Chợ Đồn ngày nay)[3]. Những công việc của các ngài làm, cũng như những vất vả các ngài gặp phải trong công việc xây dựng họ Chợ Đồn qua bản báo cáo 1880 trang 62-63 như  sau:

“ Bahnar- nhiệm sở này cách xa đất Annam nhiều ngày đàng, cho đến nay cực kỳ khó khăn để nói lên lời .Vậy, chúng tôi nghĩ: hữu ích thiết  lập nhiều trạm trung gian như những đoạn nối vùng người Bahnar với Trung Tâm truyền giáo. Dự án nầy bắt đầu được thực hiện.

Từ sáu tháng nay, Cha Bossard cùng với một linh mục bản xứ và nhiều thầy giảng đến An Khê trên bờ sông Ba, con sông làm ranh giới giữa Việt Nam và miền thượng du. Vị linh mục đồng hương của chúng tôi nhờ kinh nghiệm: biết người, biết việc đã vượt qua bao khó khăn mà ngài đã gặp phải. Các quan lại luôn gây khó khăn nơi cư trú của chúng tôi, khích động rất nhiều để cản trở; nhưng với tài tháo vát luôn am hạp đường lối với chúng tôi, cha Bossard đã đi hàng đầu bẻ gãy bằng cách thay đổi được các trở ngại, theo sự khôn ngoan dẫn dắt ngài. Ngài đã mua được một  đám đất rộng và ngài dựng lên một ngôi nhà lớn ở giữa mảnh đất nầy. Trong khi chờ đợi một ngôi nhà khác rộng rãi hơn, ngôi nhà này được dùng làm nhà thờ và nhà xứ.

Dù bận rộn mọi vấn đề vật chất, cha Bossard cũng đã có thể lo lắng cho anh em bên lương ở quanh Ngài và nhìn chung, họ sẵn sàng nghe lời giảng dạy đạo giáo chúng ta. Bằng cách đó, trong khi ngài hoàn thành ngôi nhà thờ của  Ngài, ngài được an ủi rửa tội khoảng 40 người dự tòng. Niềm hy vọng đối với tương lai thật tốt dẹp và nếu người ta không quá can thiệp vào công việc của vị thừa sai, thì An Khê đã trở nên một cộng đoàn giáo xứ to lớn tính đến hàng ngàn tín hữu rồi”[4] .

2 Lớn lên trong thử thách

Tháng 8 năm 1885, Văn Thân tàn sát các tín hữu miền Trung Châu, nên một số tín hữu chạy lên Chợ Đồn[5]. Trong thời gian nầy, số giáo dân ở đây tăng nhanh, ước tính 7500 người[6]. Nhưng sau đó việc đốt phá chém giết nổi lên tại Chợ Đồn: một số tín hữu bị giết, chôn tập thể trong những cái giếng, số khác sợ chạy lên Kon Tum theo ngã Kon Từng gặp cha Guerlach Cảnh đón, dẫn họ về  sở của Ngài là Kon-Trang Mơnei[7] .

“Cha Cảnh  khi nghe tin về cuộc tàn sát  giáo dân tại Chợ Đồn đã qui tụ những người gan dạ để đi đón đường, vì sợ nhóm Văn Thân đến vùng Bahnar nầy, nhưng  ngài đi mà  không  gặp vì họ không dám đến nữa. Nhưng ngài gặp rất nhiều người công giáo kinh từ Trung Châu bị Văn Thân tìm bắt giết, chạy trốn lên Tây  Nguyên. Ngài đón tiếp họ, cho họ  tá túc nhà ngài và săn sóc nuôi nấng họ mạnh khỏe, tìm quần áo cho họ mặc. Mười bảy tháng trôi qua  không có ai dám về Trung châu, vì họ còn sợ bị Văn Thân bắt giết, nên Ngài  phân phối đồ dùng và lo lắng  đời sống Đạo cho họ (…) ”[8] .

Những giếng tả đạo đã nằm trên vùng đất này, nay đã bị lấp đi để trồng mía

Sau một thời gian bị nhóm Văn Thân bắt hại và tàn sát, vùng Chợ Đồn không còn linh mục trực tiếp đảm trách, nhưng do cha sở Đồng Phó kiêm nhiệm. Với đức tin sâu sắc và sự tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa, một số giáo dân trở về Chợ Đồn, rồi họ xây dựng lại nhà thờ (cách nhà thờ bây giờ về hướng đông khoảng 300 mét). Vào những năm 1910, nhà thờ Chợ Đồn thuộc làng Tân An, tổng Tân Phong, huyện Tây An , đạo Gia Lai.

3. Phát triển trong gian nan
Năm 1923, Đức Cha  địa phận gởi cha Demeure Ngự về xây dựng lại họ đạo Chợ Đồn và coi luôn họ Ayound (vùng Mang-Giang, gần cầu Ayun  gia đình thầy Hiền, một thầy đã  giúp  xây dựng họ Ban-mê-thuột vào thập niên 20 và vùng Châu Khê, Plei Bông Mor ). Cha Demeure Ngự đã mua một số ruộng đất tại Chợ Đồn, An-Lợi (nay là Tân Lương), Đồng Găng (nay là vùng dười nhà thờ An-Khê một  ít. Tại vùng nầy còn có địa danh Ao Ông Cố) và An-Tập (nay là vùng An Quí, đi bộ vào độ 4 cây số). Ngài củng cố họ đạo, tu sửa nhà thờ. Ngài lâm bệnh nặng. Cộng đoàn báo tin cho  cha Bề Trên Kemlin Văn và Đức Cha Grangeon gởi lên An-Khê cha Labiausse, cha Cha Demeure được chuyển về Tòa Giám Mục (Quinhơn). Ngài qua đời đêm 20 tháng 12 năm 1928, chôn cất tại Làng Sông[1] .
Họ Chợ Đồn một lần nữa không có cha sở. Mười năm sau, ngày 28 tháng 10 năm 1938, Cha Nguyễn Đắc Cẩn được chính thức bổ nhiệm làm chánh xứ, đã đến họ Chợ Đồn trong niềm phần khởi hân hoan của cả đoàn chiên[2]. Cha sở đã xây thêm một trường học cho con em giáo dân[3]. Trong thời gian này ông câu Phêrô Văn Cửu và ông biện Nicôla Đoàn Dưỡng phục vụ họ đạo cách đắc lực.
Năm 1941, Cha Phêrô Nguyễn Đắc Cẩn đổi đi nhiệm sở khác; họ đạo lại côi cút, thiếu vắng linh mục, cha sở  Phú Thọ là cha Phêrô  Ban kiêm nhiệm.
Năm 1944, cha Marty Tý được gởi về làm cha sở. Ngài đã xây dựng một nhà xứ (chỗ này cách nhà thờ hiện tại chừng 400 mét). Nhưng chiến tranh Pháp-Nhật bùng nổ, cha Tý phải trở về Pháp. Trong suốt thời gian này, giáo dân đã xây cất tạm một ngôi nhà thờ bằng tranh (ở chỗ ngôi nhà thờ hiện tại). Mãi đến năm 1951, cha JB. Trần Khánh  Lê mới được đổi về làm cha sở. Năm 1952, cha xây lại nhà thờ và làm một trường học ngay bên cạnh nhà thờ. Nhưng đến năm 1954 trong khi cha sở vắng mặt, và chiến tranh lại bùng nổ, cha Bửu (Dujon) đến giúp họ đạo đưa giáo dân vào Nha Trang. Sau năm 1954, giáo dân lại dần  trở về và năm 1955, cha Anrê Phan Thanh Văn được đổi đến. Ngài đã xây thêm một nhà xứ (hiện vẫn còn tồn tại đến ngày nay).
Năm 1956, cha Văn đổi đi nơi khác và cha Lãng (Landrade) được đổi đến. Trong thời gian này, ngài đã tổ chức mạnh mẽ công cuộc truyền giáo, đem lời Chúa đến với lương dân ở vùng lân cận như An Khê, An Qúy, An Phong và Đồng Găng. Ít lâu sau, nhận thấy tại An Khê (vùng nhà thờ An Khê ngày nay) giáo dân đã bắt đầu đông, ngài xin  một linh mục khác đến ở Chợ Đồn, còn ngài đi An-Khê.
Năm 1958, Cha Bắc (Demourioux) về làm cha sở, được ít lâu bị bệnh, ngài xin về Pháp chữa bệnh và cha Đôminicô Nguyễn Ngọc Thung đến thay thế Ngài trong thời gian nói trên. Sau một năm cha Bắc trở về, ngài đã mở rộng ngôi thánh đường với hình dáng ngày nay. Đồng thời ngài cũng cho xây dựng ngôi trường học với sáu lớp học được đặt tên là Trường tiểu học tư thục công giáo.
Năm 1975, thống nhất đất nước cha Bắc về Pháp và cha Giuse Nguyễn Hữu Quyền, cha sở An-Sơn kiêm nhiệm Chợ Đồn. Đồng thời. có ba nữ tu Dòng Thánh Phaolô thành Chartre (tình Dòng Đànẵng) lên ở Chợ-Đồn và phục vụ đến nay.
Năm 1982, cha Giuse Đoàn Đức Thiệp được đổi về làm cha sở An Khê và Chợ Đồn. Trông coi giáo xứ được ba năm, ngài lâm bệnh nặng và qua đời tại An Khê. Sau ba năm trông coi giáo xứ, cha Thiệp  qua đời, họ đạo lại vắng bóng chủ chăn và trong thời gian  đó, cha Antôn Vương Đình Tài Dòng Chúa Cứu Thế  ở Trung tâm truyền giáo Plei Chuet  xuống để giúp đỡ giáo dân. Trong thời gian vắng bóng cha chánh xứ, nhờ sự cộng tác nhiệt tình của soeur Thảo và sự trợ giúp của Đức Cha Alesis Phạm Văn Lộc, giáo xứ đã trùng tu lại ngôi thánh đường.
 Tháng 9 năm 1987, cha Antôn Trần Ưng Tường được về làm cha sở An-Khê, Chợ Đồn. Ngài củng cố lại ban chức việc và gây được ý thức tinh thần thần trách nhiệm của mỗi giáo dân. Năm 1998, cha Tường bị bệnh và ngài rời bỏ giáo xứ. Lúc bấy giờ, Đức cha Phêrô Trần Thanh Chung đã ủy nhiệm cha Phêrô Hoàng Văn Quy chánh xứ An Sơn coi sóc thêm giáo xứ Chợ Đồn. Năm 2001, ngài lâm bệnh và qua đời năm 2003 tại Pleiku. Trong thời gian cha Quy lâm bệnh, hai cha Micae Hoàng Đức Oanh và cha Phêrô Nguyễn Vân Đông đã đến dâng thánh lễ và ban các bí tích cho giáo xứ.
Năm 2001, Đức cha Phêrô đã bổ nhiệm cha Tôma Vũ Khắc Minh về làm chánh xứ An Khê và Chợ Đồn. Đầu năm 2004, cha đã kêu gọi giáo dân ủng hộ tinh thần và vật chất để sửa lại ngôi nhà thờ đồng thời nhận được sự giúp đỡ của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh nên công việc tu sửa đã được tiến hành nhanh chóng và được hoàn thành vào dịp lễ Chúa Ba Ngôi năm 2004. Trong dịp này, cộng đoàn tín hữu đã dâng thánh lễ tạ ơn mừng giáo xứ tròn 125 tuổi. Năm 2006, Giáo xứ đã tu sửa lại đài Đức Mẹ nhờ sự giúp đỡ của các ân nhân và cộng đoàn giáo xứ.
Ngày 05 tháng 02 năm 2009, Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh đã bổ nhiệm linh mục Giuse Phạm Minh Công về quản hai xứ An Khê và Chợ Đồn. Ngài đã kiện toàn mọi hoạt động của giáo xứ từ mục vụ, ban chức việc và đưa vào nề nếp sinh hoạt ổn định và cùng với cộng đoàn tín hữu sống chứng nhân giữa lòng thế giới và ra đi loan báo Tin Mừng cho những anh em trong vùng.
Đến ngày 25 tháng 08 năm 2009, cha sở về làm lễ và nhận thấy nhà xứ còn thiếu phần chuẩn bị cho việc có cha sở ở lại nên cha cho ban chức việc rút tiền tiết kiệm về lo trùng tu lại cho đầy đủ, sửa lại công trình phụ và đã hoàn tất vào ngày 13 tháng 09 năm 2009.
Giáo xứ tiếp tục xây dựng tường rào để ngăn cách giữa nhà thờ, trường học và nhà giáo dân; đồng thời giáo xứ cũng xây dựng nhà giáo lý để có nơi cho các em học nhất là vào mùa mưa.
            Ngày 01 tháng 07 vừa qua, cha Giuse Nguyễn Duy Tài được bổ nhiệm coi sóc giáo xứ Chợ Đồn thay linh mục Giuse Phạm Minh Công.
            4. Hướng về tương lai
            Vì sống chung với anh em lương dân, nên có nhiều đôi vợ chồng sống trong tình trạng “rối”. Do đó, khi cha Giuse Nguyễn Duy Tài được bổ nhiệm về coi sóc giáo xứ thì một trong những dự phóng đầu tiên của ngài là giải quyết các đôi hôn nhân rối này.
            Đời sống đức tin của giáo dân trong giáo xứ hiện nay xuống rất thấp vì thế ngài đã sắp xếp lại giờ lễ (7h tối) để giáo dân trong xứ có thể dễ dàng tham dự từ đó múc lấy nguồn ơn thánh từ Chúa Giêsu Thánh Thể.
            Nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng cũng được cha Giuse hướng đến sau khi đã củng cố vững chắc đời sống đức tin của giáo xứ. 
image004
Đài Đức Mẹ giáo xứ Chợ Đồn
__________________________________
[2] Có chỗ viết Beausard.

[3] Trong bản viết tay ghi trong Compte rendu năm 1880, được  lưu trữ tại TGM. Kontum, chúng tôi gặp được tên linh mục bản xứ và thày giảng như sau: cha Vinh, thầy Năm Cẩm, thầy  Tư Đoan, thầy Nhứt. So chiếu lịch sử họ Đồng Hâu, thầy Đoan bị giết vào năm 1885  trong vụ Văn Thân. Có phải cùng một thầy không ?

[4] “Giếng tả đạo” hiện nay nằm ở xã Cửu An, thị xã An Khê

[5] Về địa danh Chợ Đồn, trong  Văn Hóa Toàn Thư, về  “ Đại Nam Nhất  Thống Chí” tỉnh Bình Bình, Nhà Văn Hóa, Bộ  Quốc Gia Giáo Dục  xb. xuất bản , nam 1964 tr. 86 có ghi về Chợ Tân An, tục danh chợ Đồn, ở huyện Bình Khê. Ngày 16-10-1893, Khâm Sứ Trung Kỳ là Boullloche đề nghị  lên Cơ mật viện nhiều  điểm, trong đó có  xin để cho Pháp trực tiếp phụ trách an ninh tại vùng Thượng. Từ đó  Pháp lập nhiều đồn lính trên Tây  Nguyên trong đó có  đồn tại An Khê, (vào năm 1904 ). Năm 1905, chế độ Sơn Phòng bị chính thức bãi bỏ (xem Cửu Long Giang Toan Anh, “Việt nam Chí lược , Miền Thượng Cao nguyên”,  XB. 1974, tr. 132.

[6] Xem  Nguyệt  san “Chức việc Thư tín” của địa phận Kotum số 47, tháng 3 năm  1937, tr.597.

[7] Kon Từng là thị trấn của huyện Mang Yang.  Từ thành phố Pleiku, đến Kon Từng ( Kon-Tong), rồi tới đèo Mang Giang, đến An-Khê. Theo Compte rendu nắm 1880 tr. 63 có ghi lại: “ Một ngày đàng cách An-Khê có một làng lớn người dân tộc được gọi là Kon-Tong, ở đó các vị thừa sai đã được mọi người quen biết và quí trọng. Cha Dourisboure và cha Vialleton đã thực hiện bước đầu việc truyền giáo để gởi một linh mục đến làng nầy. Những vận động nầy đã thành đạt cách dễ dàng.Các cư dân vui sướng đón nhận vị thừa sai và theo phong tục địa phương mỗi người tự do tòng giáo như lòng  họ mong ước. Trong một vài tháng khi các linhmục mới đến trong năm nầy đủ hiểu biết tiếng Việt, tôi ( Đức Cha Gallibet) cho đến vùng dân tộc và khi đó cha Soubeyre sẽ đến ở với những người trong làng Kon-Tong”.

[8] X. Hlabar  Tơbang 1912 tr. 14-15

Lược sử Giáo xứ Phaolô H'Neng




Lược sử Giáo xứ Phaolô H'Neng

Nhà thờ Giáo xứ Phaolô H’Neng

1. Phaolô H’Neng ở đâu?
Nếu bạn xuất phát từ thành phố Pleiku – Gialai, theo quốc lộ 19 đi về hướng Quy Nhơn khoảng 15 Km, bạn sẽ tới thị trấn ĐăkĐoa và rẽ trái vào khoảng 1.000m, bạn sẽ gặp nhà thờ Phaolô H’Neng.


2. Lược sử Phaolô H’Neng:
Năm 1967, cha Vinh Sơn Nguyễn Viết Nam, chánh xứ giáo xứ Phú Thọ, đã lập giáo họ H’Neng, lúc ấy có 90 giáo dân với ngôi nhà thờ tạm, diện tích 80 m2.
Năm 1975, cha Đa Minh Đinh Hữu Lộc về nhà thờ An Mỹ, ngài kiêm nhiệm H’Neng đến năm 1991.
Năm 1991, cha An Tôn Đinh Bạt Huỳnh, chánh xứ Phú Thọ tiếp tục chăm sóc họ đạo, và năm 2003 ngài cho xây dựng một ngôi thánh đường mới khang trang hơn, chiều rộng 13 m và chiều dài 26 m.
Từ năm 2003 đến năm 2009, cha Giuse Phạm Minh Công về giáo xứ Phú Thọ và cũng kiêm mục vụ giáo họ H’Neng.
Ngày 4-3-2009, cha Giuse Trần Văn Bảy về Phú Thọ, đương nhiên ngài cũng phải gánh thêm giáo họ H’Neng như các vị tiền nhiệm đã làm.
Ngày 1-11-2010, Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh, giáo phận Kontum, đã bổ nhiệm linh mục Micae Yathu Dòng Phanxicô chính thức làm cha xứ H’Neng.
3. Giáo dân hiện nay:
Theo thống kê mới nhất, năm 2010 tổng số giáo dân 1.850 người, trong đó người Kinh 698 tín hữu, sống tại xã H’Neng và thị trấn ĐăkĐoa; người Bahnar 993 tín hữu, tại các làng: Plei Piơm 1, 2, plei K’lock 1, 2 và plei Krun; người Giarai 159 tín hữu ở plei Ngol.
4. Các Dòng Tu trên địa bàn:
Giáo xứ H’Neng hiện nay có các Dòng Tu đang hiện diện: Dòng Ảnh Đức Mẹ Phép Lạ đến từ những năm 1988, Sư Huynh Lasan (2004), Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc (2008). Ba Hội Dòng đã kết hợp rất nhịp nhàng trong việc giáo dục, bác ái từ thiện và truyền giáo. Ngoài ra, có Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, thuộc giáo xứ An Mỹ cũng đã hiện diện trên địa bàn từ sau 1975; quý Dì đã góp phần tích cực trong công tác xã hội, từ thiện và đem nhiều anh chị em Bahnar, Giarai trở nên con cái Thiên Chúa.
5. Hướng mở trong tương lai:
Từ thị trấn ĐăkĐoa về hướng Đông Nam có các xã: Glar, Adơk, Trang và xã H’Nol giáp giới với KonThup. Hiện trạng tại các xã này chưa có tín hữu công giáo, chỉ có một nhóm nhỏ khoảng hơn 400 tín hữu tại plei Groi xã Glar; còn lại hàng chục làng người Bahnar tại các xã trên đã theo Tin Lành hoặc chưa theo đạo. Đây cũng là một thách thức lớn cho sứ vụ truyền giáo tại vùng này.
Cũng xin nói thêm rằng, từ ĐăkĐoa đến KonThup – Konchiên huyện MangYang (một điểm truyền giáo mới của quý cha Dòng Chúa Cứu Thế) xa trên dưới 60 Km; nếu đi tắt từ ĐakĐoa qua các xã: Glar, Trang và H’Nol chỉ bằng nữa đoạn đường nói trên. Nhưng, rất tiếc chưa có con đường nào thông suốt theo lối tắt này.
6. Mục vụ và truyền giáo hôm qua, hôm nay:
Sau 1975, cha cố Đa Minh Đinh Hữu Lộc về giáo xứ An Mỹ, nhưng ngài không có sự dễ dàng nào từ phía chính quyền đễ dâng lễ cho họ đạo H’Neng. Vì được biết rằng địa bàn này có nhiều dân “chiêu hồi” (ngày xưa gọi như thế), nên rất khó cho việc sinh hoạt tôn giáo.
Từ những năm 1991, cha cố An Tôn Đinh Bạt Huỳnh cố gắng liên lạc với những giáo dân thiện chí, tái thiết lập một cộng đoàn có tổ chức và tiếp tục sinh hoạt tôn giáo. Tuy nhiên, không được thường xuyên, có một vài giáo dân nói rằng: Họ vẫn đi lễ tại Phú Thọ, hay An Mỹ nhiều hơn là tại H’Neng, vì mỗi tháng chỉ có 1 hoặc 2 thánh lễ.
Giáo dân ở đây đa số đến từ Quảng Nam Đà Nẵng và Bình Định; hơn mười năm trở lại đây, có nhiều anh chị em giáo dân từ Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tỉnh và Đồng Nai xin gia nhập họ đạo và đã tạo nên một xứ đạo hổn hợp, hay gọi là dân góp theo cách gọi của nhiều người.
Riêng anh chị em Bahnar học giáo lý dự tòng đầu tiên với Yă Uôt từ năm 1988 tại giáo xứ An Mỹ. Sau đó, cha Đa Minh Đinh Hữu Lộc rửa tội cho họ năm 1990 và sinh hoạt tại An Mỹ; nhưng để tiện cho việc đi lại, năm 2003 họ được chuyển sinh hoạt về H’Neng.
Hiện nay, mỗi Chúa Nhật có hai thánh lễ, lễ nhất tiếng Kinh, lễ hai tiếng Bahnar; những ngày lễ đặc biệt thì dùng hai ngôn ngữ Kinh và Bahnar.
Giáo xứ Phaolô H’Neng tuy là dân góp: Bắc, Trung, Nam, Kinh có, Thượng có, nhưng hầu hết mọi người sống yêu thương nhau, hòa hợp, tôn trọng sự khác biệt của nhau và giúp nhau sống Tin Mừng.

Đôi nét xin giới thiệu xứ đạo H’Neng nhân ngày bổn mạng 29-6.

Kính chúc quý vị luôn an mạnh.

ĐÔI DÒNG LƯỢC SỬ GIÁO XỨ LA SƠN



ĐÔI DÒNG LƯỢC SỬ GIÁO XỨ LA SƠN, 

(PLEIKU, GIA LAI, VIỆT NAM)


La Sơn, cái tên thân thương mang nhiều kỷ niệm, thân thương và kỷ niệm bởi nó đã in khắc tên của vị linh mục tiên khởi sáng lập giáo xứ. Chữ "La" là lấy từ cuối của Linh mục Nicôla (Cố Cận) và Chữ "Sơn" là ý nói nơi đây là miền núi non hiểm trở của rừng núi Tây Nguyên. 

Nhà thờ GX La Sơn được khởi công xây dựng 24 – 09 - 2003 & khánh thành 28 – 08 - 2004

Ðược biết Giáo xứ La Sơn được thành hình đầu Mùa Xuân năm 1922, nghĩa là cách đây91 năm, khi ấy cố Nicôla Cận đã cùng một số anh chị em tín hữu từ tỉnh Bình Ðịnh lên đây lập nghiệp sinh sống, với gần 20 gia đình.
Với dòng thời gian thăng-trầm đáng nhớ, tưởng cũng cần nhắc lại trong ngày vui hôm nay như để nhớ ơn các vị tiền bối đã có công vun trồng Giáo xứ:
- Giáo xứ La Sơn được thành lập năm 1922 do linh mục Nicola (cố Cận), đặt tên xứ đạo là trà O (hay Plei O) gồm Bàu Cạn, Đăk Pêt, Chư Te.
- Năm 1930-1934: Linh mục Báu (cố Báu) đến thay, đổi tên là xứ đạo La Sơn, khai triển cánh đồng Ia Khôn (hoặc Ia Không), lập Vườn Nhà Chung (trồng cà phê), và xây nhà thờ tại vườn nhà chung .
- Năm 1934 - 1944 : Linh mục Giuse Lê Đình Bang đến thay làm chính xứ, ngài còn phụ trách thêm một số họ đạo dọc theo Quốc lộ 19 và Quốc lộ 14 lên đến Ban Mê Thuột, và linh mục Phước làm phó xứ.
- Năm 1944 - 1945: Linh mục Châu người Bahnar.
- Năm 1945 - 1946: Linh mục Ngô Đình Thận chính xứ Phú Thọ kiêm nhiệm.
- Năm 1946 - 1956: Giáo dân sơ tán , không có linh mục.
- Năm 1956 - 1958: Giáo xứ lại khôi khôi phục,Linh mục Thanh giáo xứ Phú Thọ kiêm nhiệm.
- Năm 1958 - 1961: Linh mục Giuse Đỗ Bá Ấn làm chính xứ.

                                                                                                 LM Vincenten Nguyễn Viết Nam
- Năm 1962: Linh mục Vincenten Nguyễn Viết Nam giáo xứ Phú Thọ kiêm nhiệm.
- Năm 1967 - 1972: Linh mục Toma Vũ Khắc Minh làm cha sở, xây dựng nhà xứ và chọn tên thánh Giuse Thợ (01 - 05) làm Quan Thầy bổn mạng giáo xứ.
- Năm 1972 – 1975: Linh mục Vincenten Nguyễn Bá Qúy đến thay. 
- Năm 1975 - 1980: Linh mục Anton Đinh Bạt Huỳnh chính xứ Phú Thọ kiêm nhiệm.
- Năm 1980 - 1981: Linh mục Anton Vương Đình Tài chính xứ Pleichuoet kiêm nhiệm.
- Năm 1981 - 1986: Linh mục Phêrô Trần Thanh Chung chính xứ Đức An kiêm nhiệm (ngày 22 -11 - 1981 được tấn phong giám mục).
- Năm 1986-1996: Linh mục Phêrô Nguyễn Vân Đông chính xứ Đức An kiêm nhiệm.
- Năm 1996-2003: Linh mục Micae Hoàng Đức Oanh chính xứ Thánh Tâm kiêm nhiệm (ngày 28 – 08 - 2003 được tấn phong giám mục),           Linh mục Toma Vũ Khắc Minh
trong thời gian này có linh mục Phêrô Nguyễn Vân Đông quản nhiệm, Linh mục Giuse Nguyễn Minh Công phụ giáp mục vụ.
- Ngày 23 – 03 - 2003 sữa lại nhà thờ thành nhà sinh hoạt, và ngày 24 – 09 - 2003 khởi công xây dựng nhà thờ mới. Nhà thờ mới được xây dựng khang trang nhờ sự quan tâm lo lắng của Ðức Cha Micae, sự góp công góp sức của anh chị em giáo dân trong giáo xứ và anh chị em kiều bào đã từng sống tại La Sơn đóng góp. Tạ ơn Chúa.
- Năm 2002-2004: Linh mục Phêrô Nguyễn Vân Đông chính xứ Đức An lại kiêm nhiệm, có Linh mục Louis Nguyễn Quang Vinh phụ giúp mục vụ.
- Ngày 28 – 08 - 2004: ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh khánh thành nhà thờ giáo xứ.
- Năm 2004: Cộng đoàn nữ tu Phaolo về hiện diện đến sinh hoạt tại giáo xứ.
- Năm 2004 - 2009: Linh mục Tôma Nguyễn Văn Thượng chính xứ Thánh Tâm kiêm nhiệm. Trong thời gian này có linh mục Tôma Aquino Trần Duy Linh và linh mục Đa Minh Nguyễn Quang Vinh SBD phụ giúp Mục Vụ. Đồng thời nhờ sự cộng tác của Dòng Phaolo và Dòng Don Bosco mọi sinh hoạt của giáo xứ ngày càng khởi sắc hơn.
- Tháng 02 – 2007: Được sự đồng ý của linh mục chính  xứ và sự cộng của các linh mục Dòng Don Bosco, Linh mục Giuse Phan Thành Thuyết SDB, giáo xứ chỉnh trang lại khuôn viên nhà thờ, xây dựng đài Đức Mẹ và Đền Thánh Giusse.
- Tháng 08.2008 – 11.2009: Linh mục Giusse Nguyễn Minh Ngọc SDB và Linh mục Phêrô Hoàng Văn Số SDB phụ trách giáo xứ.
- Ngày 15 – 01 – 2010: Linh mục Đa Minh Trương Bảo Tâm chính sứ Thánh Tâm Kiêm Nhiệm các Linh mục dòng Don Bosco chuyển về huyện Chư Prong, tuy nhiên trong thời gian này các linh mục dòng Don Bosco vẫn tiếp tục giúp cho giáo xứ trong Mọi công việc mục vụ.
Bốn người con Linh mục của giáo xứ La Sơn: Cha Gioan Baotixita Lê Minh Trí, CSsR, Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Hoàng Hải, Giacôbê Trần Tấn Việt và Barthôlômêô Nguyễn Ðình Phước, CSsR.
- Tháng 09 – 2012: Cộng đoàn FNA con Đức Mẹ phù hộ đến sinh hoạt nối tiếp công việc của các cha Don Bosco, chuyên lo phục vụ các anh em dân tộc .
- Ngày  24 – 11 – 2011: Linh mục Đa Minh Nguyễn Tiến Trung làm chính xứ.  

Bốn người con Linh mục của giáo xứ La Sơn (Từ trái sang phải):
LM Gioan Baotixita Lê Minh Trí, CSsR, LM Phanxicô Xaviê Nguyễn Hoàng Hải,
LM Giacôbê Trần Tấn Việt và LM Barthôlômêô Nguyễn Ðình Phước, CSsR.

Nguyện Xin Thánh Quan Thầy Và Mẹ Maria ân cần gìn giữ giáo xứ La Sơn trong tình yêu thương trung tín và hợp nhất! 

Những người con Giáo xứ La Sơn
MUÔN ĐỜI GHI NHỚ

Thánh lễ bàn giao sứ vụ mục vụ tại giáo xứ Kon Mahar



Thánh lễ bàn giao sứ vụ mục vụ tại giáo xứ Kon Mahar


Trong năm kỷ niệm 165 năm truyền giáo tại vùng đất dân tộc Tây nguyên (1848 – 2013), ban mục vụ truyền thông giáo phận Kontum xin ghi nhanh “Thánh lễ bàn giao sứ vụ mục vụ tại giáo xứ Kon Mahar, giáo phận Kontum (Kon Mahar nằm địa bàn hành chánh xã Hà Đông, huyện Đak Đoa, tỉnh Gialai).
Trong những năm đầu tìm đường lên truyền giáo vùng dân tộc (1848 – 1867), đoàn truyền giáo từ Trạm Gò (vùng An Khê ngày nay) phải vượt qua làng Kon Mahar, mới tiến vào được làng Kon Kơxâm Trung Tâm Truyền giáo cho người dân tộc Bahnar Jơlơng  (nay thuộc xã Hà Tây, H. Chư Păh, tỉnh Gialai). Làng Kon Mahar trước kia nằm hướng bắc cách giáo xứ Kon Mahar hiện giờ trên dưới 10 cây số.
Nhân dịp nầy, chúng tôi xin phép đăng lên mạng giáo phận bản đồ hành chánh Huyện Đak Đoa có ghi địa danh Kon Mahar hiện thời và nếu được sẽ ghi lại con đường xuyên sơn của đoàn truyền giáo trước kia để quí vị thấy được phần nào lộ trình của các vị thừa sai tìm đường lên Bắc Tây Nguyên. Kon Mahar đã trưởng thành và trở thành giáo hạt từ những thập niên  30 -70 thế kỷ XX (dựa vào bản đồ của linh mục thừa sai Léger).
I – Trước nhất xin ghi nhanh lễ bàn giao sứ vụ mục vụ
II –  Một số hình ảnh.
III – Bản đồ ghi các địa điểm phụng tự trong huyện Đak Đoa. 
IV- Giáo hạt Kon Mahar vào thập niên 30 – 70 thế kỷ  XX
.
GPKONTUM (24.10.2013) KONTUM
.
XIN KÍNH MỜI
Lễ bàn giao sứ vụ mục vụ tại giáo xứ Kon Mahar
.
I –   Xin ghi nhanh lễ bàn giao sứ vụ mục vụ.
.
CÁNH CỬA ĐỨC TIN ĐÃ RỘNG MỞ TẠI GIÁO XỨ KON MAHAR
ĐÓN MỪNG VỊ MỤC TỬ MỚI
21-10-2013


Kon Mahar và những rộn ràng …
 050
            Sau cả một mùa mưa kéo dài gần 7 tháng trời, và nhất là sau hơn một tuần chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn tại Miền Trung, hôm nay trời Kon Mahar như tươi sáng hẳn lên để cùng với hơn bốn ngàn giáo dân trong các làng lân cận mừng đón vị mục tử mới, Cha Giuse Nguyễn Duy Tài về thi hành chức vụ Thừa Tác và chia sẻ cuộc sống với Anh Chị Em Dân Làng.
           Đây là một ngày Lịch Sử mà dân làng phải ghi khắc, vì vào chính thời mạnh của những ngày cuối Năm Đức Tin, và đặc biệt vào đúng dịp kỷ niệm 165 năm Truyền Giáo tại Giáo Phận Kon Tum , thì Kon Mahar lại được đặc ân có cha sở mới cho riêng  mình!
 Vì Đức Cha đi vắng xa, nên cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn Vân Đông là người chủ sự các nghi thức và Thánh Lễ nhậm chức của Cha Giuse.
Hôm nay Kon Mahar cũng rất vui mừng đón quý cha từ cả hai Miền Gia Lai và Kon Tum về bày tỏ tình anh em Linh Mục với Vị Mục Tử mới trên vùng đất núi rừng linh thiêng và sâu lắng này.
Các tu sĩ và giáo dân tại các nơi Cha Giuse đã phục vụ cũng vừa bịn rịn vừa tận tình tháp tùng Cha đến địa sở mới.
Ngôi Nhà Thờ Gỗ rộng xinh đã đầy chật người.
021
           Cha Tổng Đại Diện, Cha Phó Nhà Thờ Kon Mah – Phêrô Trần Quốc Hải, người đã chịu trách nhiệm dẫn dắt và gắn bó với anh chị em giáo dân Kon Mahar từ hơn 4 năm nay cũng đã có mặt và cũng đã sẵn sàng để bước vào nghi thức bàn giao nhiệm vụ cho Cha Sở mới, thế nhưng Cha Tổng vẫn chần chờ, đi ra đi vào ngóng đợi… Thì ra Ngài còn cố gắng chờ Quý Cha chưa tới được vì đã bị sa vào những đoạn đường lầy lội, nứt nẻ dài cứ cả hằng cây số..! 
           Cha Tổng chờ cũng đúng, vì trong đoàn này toàn là những vị có những mối liên hệ rất đặc biệt với con cái Kon Mahar : Cha Hạt Trưởng Đăkmót Antôn, nguyên chính xứ Kon Mah, người đã từng lách núi, bạt rừng để có khi hằng ngày, có khi vài ngày, thay nhau cùng với cha phó Phêrô đến cử hành Thánh Lễ và ban các Bí Tích cho các con cái “ Miền Sâu” của mình. Hôm nay, lẽ ra ngài cũng đến rất sớm với chiếc xe Uoát chạy phăng phăng, không cần biết đến sình lầy, cây cối; nhưng vì là thổ địa tại vùng rừng núi này trong nhiều năm nên Cha biết rõ đường đi nước bước phải như thế nào trong mùa mưa, mặc dù trên xe đã có đầy đủ dụng cụ cứu hộ, thế nhưng đi qua ngã ba Trà Huỳnh,ngài đã cẩn thận mua thêm một chiếc xà beng to để phòng hờ.
      Đến ngã ba Đăk Sơmei Cha dừng lại để chờ xe của Cha Simon từ Plei Kơbei xuống và đang đón Cha Giêrônimô là Cha Xứ đương nhiệm tại Kon Mah, và như thế, Ngài cũng là Cha Xứ của Kon Mahar. Trong xe cũng còn Cha Phaolô, quản nhiệm Nhà Thờ Plei Tơwer , là hàng xóm láng diềng với cả Kon Mah và Kon Mahar.

Tiến vào “vết đường xuyên sơn của các Vị Thừa Sai ”…

           Khi đã gặp nhau, anh em vui vẻ xe trước xe sau tiến vào “vết đường xuyên sơn của các vị Thừa Sai ngày xưa” đã vừa đi vừa khai phá để vào thám thính vùng Kon Kơxâm.
           Cả 165 năm rồi, nhưng những vết đường mà Cha Dourisboure tả về cuộc thám thính miền Đất Hứa của Ngài như : “ tất cả gai góc, dây leo, cỏ rậm có trên mặt đất dường như hội tụ cả nơi đây. Chẳng có dấu vết đường mòn nào và sườn núi thì lại thẳng vách như bức tường…” thì cho đến hôm nay tuy đã có một con đường nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn, trắc trở , nhất là vào những mùa mưa bão, gió rừng..!
Phải chăng đây là hình bóng những khó khăn trong công cuộc Truyền Giáo của mọi thời?
003
004
           Từ ngã ba Đăk Sơmei vào được khoảng chừng vài cây số thì những đoạn đường sình lầy đã hiện ra. Vì lúc sớm đã có nhiều xe chạy qua, nên những lớp bùn đã trở nên nhầy nhụa và tạo nên những hố lầy sâu hơn. Chiếc xe một cầu của Cha Simon lâu nay vẫn được coi như là xe chiến giữa núi  rừng  giờ đây đã thúc thủ, đất bùn đã ngập lút bánh xe, thêm những tảng đất dẻo bám chặt nên không còn cách nào tự lăn…Thế là anh Hhng đường trường  An Tôn phải nhảy xuống  khỏi chiếc Uoắt để ra tay cứu hộ. Đầu tiên thì chỉ cần lấy sợi dây xích khổng lồ để nối hai xe lại với nhau mà kéo đi thôi; nhưng chỉ được một lát thì Cha thấy sao mà nặng thế, quay lại nhìn thì ôi thôi, chiếc xe đã lệch bánh sa xuống một vũng bùn sâu gần một thước bên lề đường; thế là mọi vật dụng được lôi ra… nào là chiếc kít để nâng xe, nào là xà beng để bẩy xe, nào là những khúc gỗ để lót đường cho bánh xe khỏi lún! Ôi thôi đủ cả, thế nhưng chiếc xe cứ ỳ ra… May quá vào lúc này lại có các bạn trẻ của làng Kon Mah vào giúp Kon Mahar để lo cho ngày Lễ vừa đến, thế là nhất tề, tất cả cùng xúm vào vừa nâng, vừa kéo vừa đẩy… hì hục mãi tới hơn nửa tiếng đồng hồ mới kéo được chiếc xe ra khỏi vũng bùn. Rồi lại xích, lại kéo… nhưng cũng chỉ được một đoạn là chiếc xe lại bị những tảng đá, những khối bùn khác cản lối! Đến được ngã ba Plei Bông thì vì đã cố gắng quá nên xe bị nóng máy không chạy được nữa; thôi thì Bác Tài ở lại đây nghỉ ngơi cùng với xe. Chỉ cách nhau có mấy chục cây số, nhưng mạng di động lúc thì chập chờn, lúc thì im bặt nên mãi mới thông tin được cho nhau; khi biết được sự thể, Cha Tổng đã nhờ một số thanh niên chạy xe ra giúp đỡ và đón mọi người vào.


Thánh Lễ Nhậm Chức Chủ Chăn…

          Đã 10 giờ 45 phút, không thể chờ được nên Cha Tổng và quý Cha đến trước bắt đầu Thánh Lễ. Khi Đoàn đến nơi thì mọi nghi thức đã xong, và Thánh Lễ cũng đã đến phần Phụng Vụ Lời Chúa.
           Từ trên Bàn Thờ, Cha Tổng nhìn ra và thấy các Cha vừa đến với quần ống thấp ống cao và những đôi chân được tô đậm bởi những lớp bùn … Ngài đã  nhờ một Cha ra mời ,và đề nghị Cộng Đoàn phụng vụ tạm ngưng để chờ quý cha mặcLễ phục và vào nhà thờ hiệp dâng Thánh Lễ.
022
         Mở đầu bài chia sẻ, Cha Tổng kêu mời giáo dân Kon Mahar hãy cùng với Đức Mẹ dâng lời cảm tạ Chúa vì “Ơn Giữ Vững Niềm Tin” mà Chúa đã ban cho Dân Làng . Cha khen ngợi giáo dân Kon Mahar tuy ở tận vùng sâu, nhưng với ơn Chúa ban và sự hợp lực đoàn kết với nhau nên đã dựng được những  ngôi Nhà Nguyện bằng gỗ thật khang trangcho mỗi làng. Cha cũng bày tỏ lòng cảm phục khi thấy nếp sống đạo ở đây rất sầm uất, mặc dù giáo dân ít có cơ hội tiếp xúc với phố phường.
029
           Cha Tổng đã ân cần giới thiệu Cha Tân Quản Xứ với mọi người và dặn dò mọi người phải biết trân trọng hồng ân có Cha Sở riêng mà Giáo Phận đã ưu ái dành cho 5 Làng tại vùng Kon Mahar này. Ngài khuyên mọi giáo dân hãy tích cực cộng tác với Cha Xứ để làm sáng danh Chúa bằng một đời sống bác ái, yêu thương  để cùng nhau xây dựng giáo xứ, giữ gìn làng xóm, và chăm sóc núi rừng của mình!
042
            Đến cuối Lễ, Cha Tổng Đại Diện đã xin Cha Tân Quản Xứ ngỏ lời với con cái và mọi người. Trong niềm xúc động và trong sự còn rất mới mẻ, nên Cha Giuse chỉ nói ngắn gọn ít lời vừa bằng tiếng phổ thông vừa bằng tiếng Bahnar. Cha cám ơn Cha Tổng Đại Diện và quý Cha cùng tất cả mọi người vì yêu thương đã đến tham dự Thánh lễ Nhậm Xứ với Ngài. Ngài xin mọi người tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ  Ngài trên con đường và sứ mạng mà Ngài đang bắt đầu khởi sự. Ngài cũng kêu gọi giáo dân Kon Mahar hãy tích cực cộng tác với Ngài để xây dựng Giáo Xứ ngày một tươi đẹp và tăng trưởng như lòng Chúa mong ước.
        023
          Cha cũng đề nghị anh chị em Giáo Dân hướng về Cha Antôn để chào Ngài. Mặc dù còn ở trong nhà thờ,nhưng khi nghe nhắc đến “Cha Cũ quý yêu”của mình,mọi người đều ồ lên bày tỏ niềm vui sướng. Phần Cha Antôn thì như cá gặp nước khi được về thăm lại “Chiến Trường Xưa”!
046
           Cha Tổng Đại Diện cũng mời Cha Simon – Kơbei  là vị niên trưởng trong số các Linh Mục đang hiện diện trong Nhà thờ Kon Mahar hôm nay ngỏ lời với  giáo dân. Trong tâm tình của Người Chăm Sóc Đức Tin, Cha đã ân cần dặn dò anh chị em giáo dân Kon Mahar hãy kiên vững trong Niềm Tin của mình, đừng nghe theo những lời rủ rê mà xa lìa Giáo Xứ, Giáo Hội… Cha cũng nhắc cho mọi người ý thức rằng khi đã chứng kiến việc Cha Tân Quản Xứ Tuyên Xưng Đức Tin trước mặt Cộng Đoàn Dân Chúa như thế nào,thì cũng hãy  noi gương và thể hiện Niềm Tin của mình qua việc giữ đạo tử tế, siêng năng đi lễ, đọc kinh và đón nhận các Bí Tích… Cha cũng kêu gọi những ai đã lìa  bỏ Chúa, xa rời Giáo Xứ thì hãy can đảm trở về. Cuối cùng Cha khuyên mọi người hãy hết sức cộng tác với Cha Sở và anh chị em để xây dựng Giáo Xứ.
          Cuối cùng, Chú Giáo Phu Trưởng đã thay mặt Cộng Đoàn Dân Chúa Kon Mahar dâng lời cảm tạ Chúa đã ban cho Giáo Xứ có Cha Sở mới. Chú cũng cảm ơn Cha Tổng Đại Diện đã đưa Cha Giuse đến đây. Cám ơn quý Cha, quý Thầy, quý  Soeurs cùng tất cả mọi người đã  đến chung vui và cầu nguyện cho Giáo Xứ trong ngày đáng ghi nhớ này. Chú cũng bày tỏ niềm phấn khởi, vui mừng của toàn Giáo Xứ, và thay mặt mọi người, Chú dâng lời đoan hứa sẽ hết sức cộng tác với Cha Xứ và vâng lời Ngài.
         Sau phần Lễ là tới phần Lạc. Vì là Giáo xứ ở mãi vùng cao và sâu, không thể nào có điều kiện tổ chức như những Giáo Xứ Miền Xuôi, nên Cha Tổng Đại Diện đã chu đáo mua bánh mì và mì ăn liền để mọi Giáo dân được liên hoan
         Tuy kém về vật chất, nhưng tinh thần của giáo dân Kon Mahar, đặc biệt giới trẻ lại rất là phong phú. Vừa ra khỏi Nhà Thờ là “Dàn Nhạc Nhà” đã vang lên; rồi không đợi khán giả có chú ý hay không, các diễn viên cứ tuần tự  bước ra trước Tiền Đường Nhà Thờ để trình diễn một cách nhiệt tình và hồn nhiên các tiết mục Hát Múa đã  được chuẩn bị sẵn!
        Từ sự kiện lớn lao là được có Cha Sở mới về sống với Dân Làng, và vì đâu mà trong miền sâu thẳm của núi rừng này lại có đến những 5 làng được ơn biết Chúa từ rất nhiều năm tháng , và tuyệt vời hơn nữa là tự Giáo Dân đã đi tìm gỗ dựng Nhà Thờ để có nơi thờ phượng Chúa; thiết tưởng chúng ta cũng nên có một cái nhìn ra xa một chút để xem Kon Mahar có chỗ đứng nào đối với  Trung Tâm Truyền Giáo Kon Kơxâm.
       Theo Cha Dourisboure ÂN trong tập Hồi Ký nguyên tác: “Les Sauvages Bahnars”, Paris 1929; và dựa theo mối liên hệ rất chặt chẽ và thân tình của Dân Làng Kon Mah và Kon Mahar – mặc dù có những ngọn núi ngăn cách,  và tuy tài liệu không nói rõ các chi tiết về các làng phụ cận của “Cơ Sở Truyền Giáo Đức Mẹ Giải Cứu”, thì chắc chắn vùng này cũng thuộc Trung Tâm Truyền Giáo Kon Kơxâm (cách Kon Mah khoảng 4km). Ngày xưa chưa có những con đường, thì chỉ có con đường rừng từ Kon Mahar đến Kon Mah là gần nhất!
      Phải chăng hôm nay Kon Mahar được Chúa ân thưởng và tôn vinh trong dịp Giáo Phận Mừng  Kỷ Niệm 165 năm Truyền Giáo?
Và phải chăng Cánh Cửa Đức Tin đang rộng mở cho những kẻ thiện tâm, ngày đêm không ngừng kêu cầu Danh Chúa!
           Mọi sự đã gần chấm dứt, và mọi người lại xúm quanh để chào tạm biệt Cha Giuse…
Các xe  lục tục trở ra. Vì kinh nghiệm của buổi sáng, nên Cha Giám Đốc Chủng Viện Thừa Sai Kon Tum,Cha Tôma đã rất nhanh nhẹn cùng với một số anh chị em giáo dân chạy trước với cuốc và xẻng…
Thoạt đầu không ai hiểu gì; sau cứ chạy một lúc là các xe lại phải dừng lại… mọi người mới nhận ra là Ngài đi trước để san bằng những hố lồi lõm trên cả con đường dài. Chính Ngài với chiếc xẻng(chiếc bên) trên tay, nhảy từ đoạn đường này sang đoạn đường kia để nối liền và san bằng… Cũng may là từ sáng đến giờ Chúa cho trời đẹp nên mọi nơi đã hầu như tạm khô ráo nên mọi xe đã trở ra được bình yên.

054
Xin cảm ơn những tấm gương dấn thân của các vị Mục Tử.
Xin chúc mừng Giáo Xứ Kon Mahar; 
Và cùng với Kon Mahar, tất cả chúng ta  cùng tạ ơn Chúa!

II – Một số hình ảnh
                  Xin click vào
                        ▼  
 

III –  Các địa điểm phụng tự  và thống kê năm 2011 nằm trong huyện Đak Đoa.
HUYEN DAK DOA
V- Giáo hạt Kon Mahar vào những thập niên 30 – 70 thế kỷ  XX
scan 9
                                                             Ban Truyền Thông Giáo Phận Kon Tum.
                                                                    Ghi nhanh, 21-10-2013