Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Lễ Thánh Gia Thất ngày 28.12.2014



CN trong tuần bát nhật Giáng Sinh. Ngày 28.12.2014 . Lễ Thánh Gia Thất
 St 15,1-6. 21,1-3; Dt 11,8.11-12.17-19; Lc 2, 22-40

TỔ ẤM GIA ĐÌNH
Bài suy niệm

Cứ sự thường ai trong chúng ta cũng đều sinh ra trong một gia đình, từ chiếc nôi êm ấm của gia đình đã xuất hiện biết bao danh nhân thế giới.  Gia đình đóng vai trò then chốt trong việc trồng người, kinh nghiệm của biết bao vĩ nhân cho thấy sự thành công của cá nhân hệ tại những năm tháng lớn lên trong gia đình.  Ngay cả con Thiên Chúa xuống thế làm người cũng đã kinh qua chiếc nôi thân thương bình dị này.  Gia đình Nadarét, một gia đình gương mẫu cho tất cả mọi gia đình nhân lọai.  Gia đình này có mối liên hệ mật thiết với Thiên Chúa, từ người cha pháp lý là thánh Giuse công chính biết lắng nghe, đón nhận ý Thiên Chúa qua giấc chiêm bao rồi đem ra thực hành, đến người mẹ đồng trinh Maria minh nhiên tuyên xưng lòng tùng phục thánh ý Thiên Chúa qua câu trả lời kinh điển: “Này tôi là tôi tớ của Thiên Chúa.  Xin hãy thành sự nơi tôi như lời thiên thần truyền”; và Người con tuyệt vời là Đức Giêsu lấy ý Thiên Chúa làm của nuôi thân: “Lương thực của tôi là làm theo ý muốn của Cha tôi”.  Gia đình nầy đã trình diện Thiên Chúa trong ngày thanh tẩy theo luật Môsê dạy: “Bà Maria và ông Giuse đem Con lên Giêrusalem, để tiến dâng cho Thiên Chúa” (x. Bài Tin Mừng. Lc 2,22-40). 

Chương trình cứu độ được thực hiện qua gia đình.  Phụng vụ hôm nay trình bày cho chúng ta hai đôi vợ chồng ngọai thường.  Đôi thứ nhất được sách Sáng thế nói đến sống trước kỷ nguyên Thiên Chúa giáng sinh 2.000 năm: ông Ápraham và bà Xara, hai ông bà già nua ngòai tuổi sinh nở, được Chúa hứa ban dòng dõi: “Hãy ngước mắt lên trời, và thử đếm các vì sao, xem có đếm nổi không … Dòng dõi ngươi sẽ như thế đó!  Ông tin Đức Chúa và vì thế, Đức Chúa kể ông là người công chính” (Bài Đọc 1. St 15,1-6;21,1-3).  Người công chính là người sống phù hợp với ý Thiên Chúa.  Tuổi đã cao mà vẫn chưa có con nối dõi tông đường, ông Apraham âu lo và cứ tưởng người ngòai dòng tộc sẽ kế nghiệp ông.  Ý của Đức Chúa khác với dự tính của ông. Ông bước đi trong tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa.  Và cuối cùng Ixaác con ông chào đời nối dòng cho ông.  Lời hứa của Thiên Chúa đã được thực hiện.

Đôi thứ hai, ông Giuse và bà Maria, còn rất trẻ, ở tuổi mười tám.  Do lời hứa và quyền năng của Thiên Chúa, người mẹ thụ thai trước khi hai người về chung sống, họ chờ đợi người con chào đời là Đức Giêsu.  Và theo luật dạy, hai ông bà dâng con cho Thiên Chúa trong đền thờ và làm lễ tẩy uế 40 ngày sau khi sinh nở, như vậy sự kiện xảy ra 2.000 năm sau tổ phụ Ápraham, trong đền thờ Giêrusalem cụ già  Simêôn chờ đợi Đức Giêsu, được cha mẹ bồng ẳm tới dâng cho Thiên Chúa, được Thánh thần soi sáng, ông đã ẳm lấy đưa bé để mặc khải cho mọi người biết, đứa trẻ nầy đến để thực hiện lời hứa từ ngàn xưa, để thực hiện công trình cứu chuộc được chuẩn bị cho tòan thể nhân lọai: “Vì chính mắt tôi nhìn thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngọai, là vinh quang của Ítraen Dân Ngài” (c. 32).  Ông còn nói về khủng hỏang mà gia đình sẽ gặp phải, Hài Nhi sẽ là duyên cớ gây vấp phạm cho Dân Ítraen và tâm hồn người mẹ sẽ bị gươm đâm thâu.

Ở trần gian hầu như gia đình nào cũng gặp những khủng hỏang.  Gia đình của Ápraham bị đòi hỏi sát tế con trai duy nhất dâng cho Thiên Chúa. Gia đình Thánh Gia thì quá nhiều thăng trầm để nói từ sinh trong chuồng bò chết đến chết trên thập giá.  Cuộc đời lao đao lận đận!  Qua những biến cố thăng trầm đó Thiên Chúa hướng dẫn lịch sử và thực hiện ơn cứu độ.  Nhưng điều đáng suy niệm về hai gia đình này là bậc làm cha mẹ, đã hòan tòan sống theo ý Thiên Chúa, giáo dục con cái theo đức tin truyền thống. 

Đừng tưởng rằng gia đình thánh gia luôn an lành, đi con đường bằng phẳng.  Không ! Gia đình thánh gia cũng như bao nhiêu gia đình khác, gặp nhiều khủng hoảng : - khúc mắc ban đầu lúc chưa cưới - chưa ổ định thì lên đường thi hành lệnh kiểm tra dân số - cùng cực lúc sinh con nơi chuồng trại súc vật -  hành trình di tản sang Ai-cập trốn tránh bạo chúa Hê-rô-đê -  rồi hồi hương về Nadarét -  lạc mất con trong đền thờ.  Khủng hoảng nặng nề nhất có lẽ là lánh nạn sang Ai-cập, ngày nay người hành hương đất thánh được chiêm ngắm sự tích đó nơi “Hang Sữa”, ở đó có bức họa Đức Mẹ vén áo cho Chúa Giê-su bú trước khi đi tỵ nạn, có lẽ muốn giữ sự công hạnh bước ảnh nầy ít được xuất hiện.  Gia đình là tổ ấm, nhưng lắm khi còn là tổ lo, miễn sao trong mọi hoàn cảnh thánh ý Chúa được thể hiện.

Lạy Thánh Gia Thất, xin cho gia đình con biết luôn lắng nghe và sống theo ý muốn của Thiên Chúa theo gương sámg của thánh gia. Amen





CN TN 1B Chúa Giêsu chịu phép rửa. Ngày 11. 1. 2015




CN TN 1B Chúa Giêsu chịu phép rửa.  Ngày 11. 1. 2015
Is 55,1-11; 1Ga 5,1-9; Mc 1, 7-11

CON YÊU DẤU CỦA CHA
Bài suy niệm

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa chấm dứt mùa Giáng Sinh, bước vào Mùa Thường Niên phần I. Mùa Thường Niên là thời kỳ kính mầu nhiệm Chúa Giêsu ở trần gian.  Mùa Thường Niên gồm có 34 Chúa nhật, chia làm hai phần, phần I trước Mùa Chay và phần II sau Mùa Phục Sinh.  Sau chu kỳ lễ Giáng Sinh, Chúa Giêsu công khai đi vào đời sống họat động rao giảng tin mừng.  Để lời Người rao giảng được thiên hạ chấp nhận, Đức Giêsu  được Chúa Cha giới thiệu về thân thế và sự nghiệp.  Lời giới thiệu này đánh dấu khởi đầu Nước Trời đã khai mở.  Khung cảnh ra mắt Đức Giêsu là sông Giođan.  Chúng ta tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của Người.

Khung cảnh được chọn để giới thiệu Con Thiên Chúa là thiên nhiên hùng vỹ có núi đồi bao la có con sông duy nhất chảy từ Bắc xuống Nam.   Hiện tượng xảy ra vắn gọn, sau cuộc trao đổi ngắn giữa Vị tiền hô và Đức Giêsu, Gioan Tẩy Giả thi hành sứ mệnh làm phép rửa cho Đức Giêsu nơi sông Giođan, và nầy điều kỳ diệu xảy ra: “Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên Người.  Lại có tiếng từ trời phán: ‘Con là Con yêu dấu của Cha.  Cha hài lòng về Con’” (x. Bài Tin Mừng. Mc 1, 7-11) .  Những lời nói nầy rất cô đọng, súc tích, đượm suy tư thần học Cựu Ước.  Các nhân vật chính trong buổi lễ ra mắt đó : Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh thần, trước sự chứng kiến của đông đảo nhân chứng và Vị tiền hô, nơi thiên nhiên hoang vắng trời cao, sông dài, núi đồi hùng vỹ, tất cả cho thấy sự hoà điệu giữa thiên, địa, nhân hòa hợp.  Chúng ta ta lưu ý đến cụm từ :

 Trời xé ra”, theo người Do thái thì trời là nơi Thiên Chúa ngự, đã khép lại vì tiên tri không còn nữa, không còn sự liên hệ giữa trời và đất nữa, nhịp cầu đã gãy giữa Thiên Chúa và lòai người.  Nay thì trời mở ra, sự liên lạc giữa Thiên Chúa và con người được nối lại nơi bản thân của Đức Giêsu, việc này đáp lại lời cầu xin của Isaia trong thời lưu đày, ông cảm thấy Đức Chúa xa cách con người, nên ông lên tiếng nói : “Ước gì Đức Chúa xé trời và ngự xuống”.  Chúng ta nhớ lại sự kiện khi Chúa chết : “Màn trong đền thờ xé ra làm hai từ trên xuống dưới” (Mc 15, 38).  Một sự khai mở thông lưu giữa Thiên Chúa và nhân loại.  Con Thiên Chúa đến với trần gian và chính Ngài mở một lối đi cho hết mọi người thành tâm đến với Thiên Chúa.  Sự kiện này được tiên báo nơi sông Giođan : “Trời xé ra”, Thiên Chúa ngự xuống với con người.  Nhịp cầu gãy vì tội nguyên tổ được nối lại.  Đức Giêsu là trung gian duy nhất mang ý nghĩa tròn đầy.

Thần khí như chim bồ câu ngự xuống trên người ”.  Thần Khí ngự xuống trên ai thì người đó được chọn làm người của Thiên Chúa.  Ngôn sứ sống dưới tác động của Thần Khí.  Ở đây Đức Giêsu được chỉ định làm Ngôn Sứ cho thời đại mới mà truyền thống Do thái hằng mong đợi.

Lại có tiếng từ trời phán: ‘Con là Con yêu dấu của Cha.  Cha hài lòng về Con’”.  Tiếng từ trời là tiếng của Thiên Chúa, nghĩa là Thiên Chúa chứng thực sứ mạng cứu độ của Đức Giêsu.  Một câu nói tương tự trong Thánh vịnh 2, 7: “Con là Con của Cha, hôm nay Cha đã sinh ra Con”, câu này được được hiểu về Đấng Mêsia, tức là Đấng Cứu tinh.  “Con yêu dấu” là cách gọi của ông Ápraham đối với con mình là Ixaác, khi ông định sát tế con để hiến dâng cho Thiên Chúa, Thiên Chúa đã tha mạng cho Ixaác.  Danh xưng này được dùng cho Đức Giêsu, như là Ixaác Mới sẽ bị sát tế sau này trên thập giá. 

Thân thế và sự nghiệp của Đức Giêsu được ám tàng nói đến trong lời giới thiệu ngày Chúa chịu phép rửa nơi sông Giođan, một tấn kịch đang được khai mở và dần dần sẽ được thực hiện trong năm phụng vụ.  Về thân thế, Đức Giêsu là Con yêu dấu của Thiên Chúa, được Cha tuyển chọn dưới tác động của Thần Khí để trở thành Ixaác-Mới; và sự nghiệp của Người là cứu độ trần gian bằng chịu sát tế trên thập giá, làm lễ vật hy sinh dâng cho Thiên Chúa, nối lại nhịp cầu gãy đổ do tội lỗi của nhân lọai gây ra.  Lời giới thiệu trân trọng này của Chúa Cha dưới sự chứng giám của Thánh Thần giúp chúng ta xác tín mạnh mẽ những lời Chúa nói và những việc Chúa làm,  được Giáo Hội tuyên dương trong suốt Mùa Thường Niên.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã mặc lấy thân phận tội lỗi của nhân lọai để cứu độ nhân lọai, chúng con tri ân cảm tạ Chúa.  Xin cho con biết giới thiệu Chúa cho tha nhân qua cuộc sống của chúng con. Amen

Lm Luy Nguyễn Quang Vinh - Gx Phương Hòa, Kontum


CN CHÚA HIỂN LINH ngày 04.01.2015



CN Chúa Hiển Linh. Ngày 4. 1. 2015
Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12

CHÚNG TÔI ĐẾN BÁI LẠY NGƯờI
Bài suy niệm

Ngôi Lời làm người luôn luôn là một mầu nhiệm cho nhân loại, đối với nhà thần học cũng như đối với giới bình dân. Ngôi Lời làm người còn có tên gọi là Đức Giêsu Kitô, ngài là một thực tại khó hiểu, là mầu nhiệm, mầu nhiệm nầy không khác với mầu nhiệm Thiên Chúa.  Đức Giêsu Kitô là sự xuất hiện ra bên ngoài của Thiên Chúa.  Thiên Chúa thì không ai thấy bao giờ, Ngài hiện thân nơi con người Đức Giêsu.  “Hiển linh” có nghĩa Thiên Chúa tỏ mình ra.  Đức Giêsu là Lời Thiên Chúa nói về Thiên Chúa.

Qua mầu nhiệm nhập thể Thiên Chúa tỏ mình ra trong Đức Giêsu Kitô, chính nơi bản thân Đức Giêsu Kitô Thiên Chúa bộc lộ chính mình qua những việc Ngài làm và các lời Ngài giảng dạy, tất cả con người của Ngài là lời nói về Thiên Chúa.  Đức Giêsu Kitô là nhân vật trung tâm của lịch sử Do thái được các tiên tri nói đến dưới nhiều hình ảnh khác nhau: đấng cứu tinh dân tộc, nhà giải phóng đất nước, người chăn chiên tốt lành, vị ngôn sứ cao cả, là hoàng tử hòa bình … Nhưng Ngài cũng là người con sinh ra từ chi họ Giuđa, thuộc dân tộc Do thái, dòng dõi vua Đavít.  Điều gây vấp phạm cho đức tin Kitô giáo, đó là Thiên Chúa đến với chúng ta qua con đường phàm trần.  Đức Giêsu Kitô là mầu nhiệm khó hiểu, vì bản thân của Người mang hai bản tính, bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại.  Ngài không phải một nửa là ‘thần’ một nửa là ‘nhân’ như trong các sách huyền thoại thường nói đến, mà Ngài trọn vẹn là Thiên Chúa và trọn vẹn là người.  Đó là điều khó chấp nhận đối với người đương thời cũng như đối với cả chúng ta hôm nay, bởi vì không có hữu thể nào trên trần gian nầy mang hai bản tính cả.  Nhân loại không có kinh nghiệm về điều nầy.  Đây là biến cố độc nhất vô nhị.  Cái khó nằm ở chỗ đó.

Việc Chúa hiển linh được thể hiện nhiều lần chứ không phải chỉ một mà thôi, điển hình hôm nay hiển linh được thực hiện trong ba sự kiện: trong tiệc cưới Cana, trong lời giới thiệu của Chúa Cha khi Đức Giêsu vừa nhận phép rửa tại sông Giođan. Và trong việc “Chúa đã khiến ngôi sao chỉ đường mà mặc khải cho muôn dân nhận biết Con Một Chúa” (Lời nguyện nhập lễ Hiển Linh).  Nghĩa là chính Thiên Chúa bày tỏ mình ra cho dân ngoại.  Ơn cứu chuộc không dành cho riêng ai, chính Thiên Chúa đi bước trước mở lối cho con người tìm về với Thiên Chúa, để tất cả những ai chấp nhận tin Đức Giêsu Kitô là Chúa đều được ở : “Trong Đức Kitô Giêsu và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa” (Bài đọc 2. Ep 3, 6).

Ở mọi thời Thiên Chúa đều có cách mời gọi con người đến với Người, bằng những ‘hiển linh’ khác nhau, tuy nhiên muốn gặp Người trước hết cần phải lên đường, tức là từ bỏ sự yên thân, chấp nhận cuộc sống bị xáo trộn.  Đây là cách hành xử của người đi tìm kiếm Thiên Chúa : Dựa vào lời Kinh thánh cùng với sự chỉ dẫn của bậc cao minh, nhìn trời theo dấu sao lạ, các đạo sĩ Phương Đông đã lên đường truy tìm ấu Chúa để bái lạy “Đức Vua Do thái”.  Từ chân trời góc biển các ngài vất vả lên đường tìm đến hang Bêlem, đối lại, người ở thành Giêrusalem như Hêrôđê lại bối rối âm mưu đen tối tính kế thanh toán ấu chúa mới chào đời.  Khi đạt được mục đích, các đạo sĩ đã phủ phục thờ lạy Hài Nhi Giêsu nơi hang lừa máng cỏ, rồi dâng lên Ngài vàng, nhủ hương và mộc dược những lễ phẩm quý giá của Phương Đông (x. Mt 2, 10.11) để tỏ lòng kính trọng, thần phục, suy tôn; ngược lại vua Hêrôđê cũng tìm kiếm ấu Chúa nhưng với ý hướng hoàn toàn khác, để sát hại chứ không để thờ lạy. 

Kinh thánh vẫn còn đó, ánh sao lạ vẫn chưa tắt nơi tâm hồn mỗi người chúng ta, khi chúng ta lắng nghe sự thật, cố sống theo lương tâm ngay thẳng, chính lúc đó chúng ta đã lên đường tìm về sự thật và đến gần với Chân Lý.  Ánh sáng chân lý đó không bao giờ thiếu cho từng người trong chúng ta, có điều là chúng ta đủ can đảm hay không, trở thành đạo sĩ truy tìm chân lý hay bóp nghẹt sự thật như Hêrôđê.

Lạy Chúa Giêsu Hài Đồng, con cảm tạ Chúa đã hành trình xuống trần gian bằng con đường máng cỏ để tỏ cho con biết đường về trời, xin cho con biết yêu mến sự thật và có can đảm trở nên ánh sao lạ dẫn đường người khác về với Chúa. Amen

 Lm Luy Nguyễn Quang Vinh - Gx Phương Hòa





SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ CHÚA GIÁNG SINH NĂM B - LỄ ĐÊM 24.12.2014



Lễ Chúa Giáng Sinh Năm B. Lễ Đêm 24. 12. 2014.
Is 9, 1-6; Tt 2,11-14;Lc 2,1-14

Giáng Sinh Mầu Nhiệm Sâu Thẳm
Bài suy niệm
Lễ Giáng sinh vui tươi xuyên suốt lịch sử nhân loại luôn luôn mang lại sự mới mẽ được tân trang hằng năm hướng về niềm hy vọng cứu độ.  Tuy nhiên càng nhìn ngắm mầu nhiệm Con Chúa xuống thế làm người, chúng ta càng khám phá thấy mầu nhiệm thương khó ẩn tàng và phảng phất nơi thể hiện nhập thể. Và thật khó để quán triệt hết ý nghĩa thánh lễ nầy vì có sự chen lẫn vui buồn, thêm vào đó là sự yếu đuối phàm nhân có phần bị xâm lấn bởi khuynh hướng ngoại giáo và vụ lợi kinh tế, tất cả bầu khí như có nguy cơ làm giảm nhẹ sự chua cay đắng xót của việc Thiên Chúa xuống thế làm người. Tưng bừng ánh sáng và âm nhạc, tiệc tùng và quà bánh vào dịp đại lễ nối liền với ngày nghỉ cuối năm như khỏa lấp đi việc tự hủy của Con Thiên Chúa, trút bỏ thiên cung cao sang chấp nhận đi vào đêm tối trần gian đầy bấp bênh.  Trần gian lãnh nhận niềm vui chảy từ lột bỏ thân phận vương vị của Con Thiên Chúa.  Niềm vui đượm đắng chất bồ hòn.

Khuynh hướng coi lễ Giáng Sinh là lễ hội trẻ em thuần túy xã hội vui chơi náo nức bề ngoài, tuy nhiên bao hàm trong thánh lễ nầy là những vấn đề nghèo khó, công bằng và hòa bình đòi con người dấn thân giải quyết. Con đường giáng thế Chúa dùng được chuẩn bị từ ngàn năm trước mà tiên tri Isaia diễn tả như niềm vui vỡ bờ: “Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng …  Họ mừng vui trước nhan Ngài vì cái ách đè lên cổ dân, cây gậy đập xuống vai họ, và ngọn roi của kẻ hà hiếp, Ngài đều bẻ gãy …  Vì mọi giầy lính nện xuống rần rần và mọi áo choàng đẫm máu sẽ bị đem thiêu, làm mồi cho lửa . . . Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta . . . Người sẽ mở rộng quyền bính, và lập nền hoà bình vô tận trên nền tảng chính trực công minh” (x. Bài Đọc 1. Is 9, 1-6).  Nhân loại vui mừng vì được giải thoát cảnh nô lệ tội lỗi, được tha thứ và được cứu chuộc, mừng vui vì Thiên Chúa nhập tịch trần gian để cứu độ nhân loại.

Thánh Phao-lô xác nhận đại hồng ân nầy qua Thư gửi Ti-tô : “Quả thế, ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người”, đồng thời đòi hỏi chúng ta đáp trả tình yêu Thiên Chúa bằng : “ từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này” (x. Bài Đọc 2. Tt 2,11-14).  Lời đáp trả nầy mở cho chúng ta con đường làm con Thiên Chúa.

Hoạt cảnh Giáng Sinh được Luca trình bày có phảng phất chất đắng chết chóc, đây là những điểm chính: Chúa giáng sinh vào dịp kiểm tra đầu tiên thời ông Qui-ri-ni-ô; một trẻ thơ quấn trong tã; đặt nằm trong máng cỏ.  - Đức Giê-su thật sự công khai đi vào lịch sử nhân loại, cũng như cái chết của Người do bản án của vị tổng trấn Phi-la-tô. Ngày sinh và ngày tử là  điểm khởi đầu và kết thúc một cuộc đời, chúng thường được ghi trên các ngôi mộ.  Thánh Luca chắc hẳn ám chỉ điều nầy khi ghi lịch sử thế tục vào ngày sinh của Chúa Giê-su, để rồi sẽ ghi Chúa chết vào thời Phong-xi-ô Phi-la-tô (x. Lc 23, 24) -  Được vấn trong khăn làm chúng ta nhớ đến khăn che mặt, băng liệm và vải liệm được phát giác trong ngôi mộ trống ngày mất xác Chúa, nói lên sự vượt qua. Thật hơi quá sớm để suy nghĩ như vậy tuy nhiên sự kiện và từ ngữ cho phép chúng ta đọc được thâm ý của Luca, Ki-tô học nhập thể đi chung đường với Ki-tô học tự hủy vươn đến phục sinh. – Được đặt nằm trong máng cỏ, ấu Chúa như trở nên lương thực dưỡng nuôi con người.  Không biết thánh Luca vô tình hay hữu ý khi viết Chúa được đặt trong máng cỏ.   Máng cỏ chứa đựng thức ăn, ấu Chúa là thức ăn nuôi sống nhân loại, mà thật sự là như thế vì chính Chúa đã khẳng định khi nói về thịt và máu của Người.

Mầu nhiệm nhập thể làm chói tai nhà hiền triết Hy-lạp vì họ cho rằng khẳng định như thế là hạ nhục Thiên Chúa.  Thật vậy chỉ có Thiên Chúa mới có sáng kiến thần thiêng nầy, chỉ có Thiên Chúa mới hành động hoàn toàn tự do theo cách Thiên Chúa mà thôi. 

Lạy Chúa Giê-su Hài đồng con cung kính thờ lạy Chúa, con xin cảm tạ đội ơn Chúa đã bỏ cõi trời cao sinh xuống trần gian để chỉ cho con đường làm Con Thiên Chúa. Amen

Lm Luy Nguyễn Quang Vinh - Gx Phương Hòa, Kontum

BÀI GIẢNG LỄ ĐÊM GIÁNG SINH 2014





                                                                                                        
Lễ đêm Giáng Sinh 2014

CON ĐƯỜNG GIA ĐÌNH
Bài giảng

Anh chị em thân mến,
Đêm nay chúng ta hân hoan mừng kỷ niệm giáng sinh 2014 của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa xuống thế làm người.  Đối với một số anh chị em còn xa lạ với Kitô giáo, thì đây là điều khó hiểu và cũng khó chấp nhận, bởi lẽ làm gì có chuyện Thiên Chúa làm người như chúng ta.  Đối với dân Hy-lạp vốn nặng suy tư triết học, họ cho rằng nói đến việc Thiên Chúa làm người là hạ bệ Thiên Chúa, là xúc phạm thần linh, là cớ gây vấp phạm cho con người.  Đối với họ đây là điều không thể chấp nhận được.  Thần thánh có quê hương riêng của họ là núi Ôlempia.  Họa hoằn lắm mới có một vị thần bị sa thải vì vi phạm kỷ luật, bị đày ải xuống trần gian thọ phạt, chờ ngày phục chức.

Thế nhưng trong lịch sử nhân lọai đã có một lần Thiên Chúa giáng trần để cứu độ trần gian, câu chuyện Thiên Chúa nhập tịch gia đình nhân lọai được cả thế giới biết đến, và nhân lọai nhớ ơn lần thăm viếng đó nên đã chuẩn bị tổ chức hằng năm rất long trọng ngày này 25. 12 .  Câu chuyện Thiên Chúa xuống thế làm người, được Mẹ Maria sinh ra trong hang lừa máng cỏ, có các mục đồng đến thờ lạy và sao lạ xuất hiện trên bầu trời trong đêm đông giá rét dẫn đường cho các đạo sĩ đông phương đến kính viếng, trở thành kinh điển trong văn hóa nhân lọai, mấy ai mà không biết đến biến cố này (x. Tin Mừng Lc 2,1-14).  Hôm nay chúng ta nhìn lại con đường Ngài đi qua đến với trần gian.

Gia đình là con đường dẫn Chúa Giêsu đến với nhân lọai.  Là Thiên Chúa, Đức Giêsu đủ quyền năng hành động theo tầm vóc thần thiêng của mình.  Ngài có thể chọn cách xuất hiện hòanh tráng và uy nghi phù hợp với quyền năng của Thiên Chúa.  Ngài đã không làm như thế, Ngài chọn cách thế nhân loại, sinh ra bởi một phụ nữ, trong một gia đình lao động bình dân, có người cha pháp lý là thánh Giuse, sống đời lao động và lớn lên như bất cứ trẻ em Do thái nào.  Gia đình là con đường bình dị và thiết yếu để nhập tịch cuộc sống nhân lọai.  Bất cứ ai làm người cũng đều đi qua con đường đó, nơi xuất thân mọi con người.  Con Thiên Chúa sinh ra rất  ‘người’ như bao nhiêu trẻ em khác, nhưng lại rất kỳ bí và mầu nhiệm, vì mẹ ngài thụ thai ngài bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần.  Cái bình dị đan xen với quyền năng của thần thánh.

Trong lịch sử cứu độ thời Cựu Ước, cũng đã có những cuộc sinh hạ lạ lùng như thế, những nhân vật lừng danh tô đậm lịch sử cứu độ, đều ngang qua con đường gia đình.  Gia đình ông Ápraham và bà Xara sinh con đầu lòng là Ixaác khi cả hai đều đã cao niên. Lớn lên Ixaác đã vâng lời cha, để mình bị trói hiến tế cho Thiên Chúa nhưng được Thiên Chúa tha mạng vì lòng tin son sắt của ông Ápraham (x. St 21-22).  Lòng tin của người cha gia đình đã cứu dòng tộc Ápraham.

Con trẻ Samuen chào đời do lời cầu nguyện tha thiết đêm ngày của bà mẹ già nua đạo đức, bà Anna đã gặp tiên tri Êli và ông đã chúc phúc cho bà để bà được sinh con.  Lớn lên Samuen được dâng  cho Chúa, em trở thành tư tế của Chúa (1Sm 1, 24-28).  Ông bà Manôác son sẻ, cao niên, đã được thần sứ của Thiên Chúa báo tin là sẽ sinh con trai.  “Này, bà là người son sẻ và không sinh con, nhưng bà sẽ có thai và sinh một con trai” (x.Tl 13, 2-3).  Đó là Thủ lãnh Samsôn sẽ giải cứu dân tộc Ítraen khỏi quân Philitinh (x.Tl 15,15). Bà Êlisabét mẹ của Gioan Tẩy Giả, cũng đã thụ thai con trong lúc tuổi già.  Lời sấm phán với tư tế Dacaria lúc ông dâng hương trong đền thờ : “Êlisabét vợ ông sẽ thụ thai và sinh cho ông một đứa con trai và ông phải đặt tên cho con là Gioan” (Lc 1, 6-13).  Gioan lớn lên làm Tiền hô cho Chúa Cứu thế.

Những câu chuyện trên đây, chuẩn bị chúng ta đón nhận mầu nhiệm Ngôi Lời làm người và cư ngụ giữa chúng ta.  Thiên Chúa quyền năng hoàn toàn tự do trong hành động: “Không có gì mà Thiên Chúa không làm được”, như lời thiên sứ Gabirie nói với Đức Trinh Nữ Maria vào ngày truyền tin.  Thật vậy Đấng Sáng tạo không lệ thuộc luật sinh vật học.

Các câu chuyện nầy cho thấy:  1- Lòng tin bất khuất của cha mẹ đối với Thiên Chúa là nền tảng sinh phúc cho con cái. Gia đình của Ápraham, của Manôác, của Dacaria, của Giuse, tuyệt đối tin tưởng và phó thác cho Thiên Chúa.  Thiên Chúa gia ân cho gia đình nhờ phúc đức của cha mẹ.

2- Thứ đến là bài học về Sự sống.  Thiên Chúa giáng trần như là món quà  sự sống trao ban cho nhân lọai.  Quà tặng là một Hài Nhi.  Con cái là hồng ân của Thiên Chúa.  Cha mẹ cộng tác với Thiên Chúa trong việc chuyển thông sự sống, chứ không phải tạo dựng sự sống, sự sống thuộc về Thiên Chúa, và chỉ có Thiên Chúa mới có sự sống mà thôi.  Nhân loại phải tôn trọng sự sống, không được cướp quyền của đấng Tạo hóa.   Gia đình là tổ ấm, là chiếc nôi chuyển giao và ươm mầm sự sống.  Cho nên gia đình là môi trường phát sinh sự sống và đức tin, phát sinh tình yêu thương và  đức hạnh, do đó cần phải tránh xa việc khai tử thai nhi, vì tội này đi ngược lại luật tự nhiên và ý muốn của Thiên Chúa.  Hãy đứng về phía văn minh sự sống, và bảo vệ sự sống ngay khi còn trứng nước.  Đừng bao giờ biến gia đình thành nghĩa trang chôn vùi con của mình.  Đây là thứ tội quái ác của thế kỷ chúng ta.  Hãy lọai bỏ văn minh sự chết. Bảo vệ hạnh phúc gia đình.

3- Bậc làm cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy và giáo dục con cái theo sự thật và lẽ công bình, tuân theo những nguyên tắc luân lý căn bản là : làm lành lánh dữ mà Thiên Chúa ghi khắc trong tâm hồn của mỗi người.

Thiên Chúa nhập thể dạy cho nhân lọai biết giá trị tuyệt đối về con người, nghĩa là mỗi con người đều là giá trị tuyệt đối trước mặt Thiên Chúa, tức là không ai thay thế cho ai được. Ngài dạy chúng ta biết tôn trọng sự sống, tôn trọng lẫn nhau, biết sống theo sự thật và lẽ công bình.  Gia đình đạo đức tất yếu dẫn đến xã hội lành mạnh, bởi lẽ người ta không thể nào quan niệm được một xã hội lành mạnh lại vắng bóng sự đóng góp của gia đình đức hạnh.  Gia đình của Hài Đồng Giêsu là mô mẫu cho mọi gia đình nhân lọai.  Hãy chiêm ngưỡng và bắt chước cuộc sống của gia đình Nadarét.  Hãy dùng con đường gia đình để đi đến với Thiên Chúa.

Con trẻ Hài đồng Giêsu mang đến cho nhân lọai một món quà vĩ đại đó là Thiên Chúa, món quà mà nhân lọai không thể cung cấp hay trao tặng cho nhau.  Chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban tặng Thiên Chúa.  Việc Thiên Chúa xuống thế làm người cho chúng ta am hiểu Thiên Chúa là tình yêu, đồng thời mời gọi chúng ta nhận ra nhân phẩm của mình “Hỡi con người hãy nhận biết phẩm giá cao quý của mình” (Thánh Irênêô).  Thiên Chúa đã sinh ra trong gia đình nhân lọai để dạy chúng ta biết thánh hóa gia đình, và dùng con đường gia đình mà đi tới với Thiên Chúa.

 Cầu chúc gia đình anh chị em lễ Giáng Sinh đầy ân sủng và  bình an. Amen

Lm Luy Nguyễn Quang Vinh - Gx Phương Hòa, Kontum



SUY NIỆM TIN MỪNG CN IV MÙA VỌNG B





CN MV 4B. Ngày 21. 12. 2014
2Sm 7,1-5.8b-12.14a.16; Rm 16, 25-27; Lc 1, 26-38

ĐỨC CHÚA Ở VỚI NGƯƠI
Bài suy niệm
Một lời sấm cho hai nhân vật sống cách xa nhau mười thế kỷ giữa Đavít và Đức Maria được phụng vụ hôm nay liên kết lại trong một mầu nhiệm.  Cả hai nhân vật này tiến lên trong cùng một con đường đức hạnh, cùng hy vọng một ơn Cứu độ, và cùng lãnh nhận một lời sấm giống nhau được phán ra cho nhà Đavít và Đức Maria.  Lời sấm phán thế nầy: “Đức Chúa ở cùng ngươi”.  Câu 3 trong Bài Đọc 1 ( 2S 7, 1-5.8b-12.14.16) và câu 28 trong Bài Tin Mừng (Lc 1, 26-38).  Trong Bài Đọc 1, tiên tri Nathan mặc khải cho Đavít kế họach của Thiên Chúa xuyên qua các thế hệ con cháu, khẳng định Ngài là Chúa của lịch sử : “Chính Ta cất nhắc ngươi, từ một kẻ lùa chiên ngòai đồng cỏ, lên làm người lãnh đạo dân Ta, là Ítraen.  Ngươi đi đâu, Ta cũng đã ở với người” (câu 8b). 

Là phụ nữ Do thái sùng đạo chắc chắn Đức Maria biết đọan Kinh thánh này và ngài đã sống nội tâm đọan Kinh thánh đó trong đức tin và đức cậy trông.  Đức Maria thấm nhuần Lời Chúa, đầy tràn ân sủng, trước khi đầy tràn Thiên Chúa “Mừng vui lên, hỡi đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà” (câu 28).  Thật vậy Đức Maria xác tín lời hứa ban Đấng cứu độ, Mẹ đã suy niệm và sống niềm cậy trông nầy trong tâm tưởng, chính vì thế Mẹ đã cưu mang Chúa trong tâm hồn trước khi cứu mang Chúa nơi cung lòng Mẹ.  Mẹ là tín nữ lắng nghe, cầu nguyện và sống lời Chúa (x.Tông Thư Marialis cultus 2.2. 1974).

Thánh vương Đavít mơ ước có ngôi nhà xứng đáng để đặt Hòm Bia, hầu có thể đảm bảo cho sự bền lâu của vương quốc, ông muốn xây cho Thiên Chúa một ngôi nhà xứng đáng (x. Bài Đọc 1).  Hòm Bia nầy  chứa đựng hai phiến đá ghi khắc Mười giới răn mà Chúa đã ban cho ông Môsê. Hòm Bia là báu vật mang lại phúc ấm cho toàn dân, cho nên đi đâu dân Do thái cũng mang theo mình ngay cả khi xung trận.  Hòm bia là biểu tượng sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Người.  Vua Đavít có ý tưởng xây nhà cho Thiên Chúa là một lối suy nghĩ tốt lành và đạo đức, nhưng cũng là một cám dỗ muốn quản lý Thiên Chúa theo ý mình, nếu không nói đó là muốn định cư Thiên Chúa hay độc quyền Thiên Chúa.  Qua miệng ngôn sứ Nathan, Đavít biết được rằng Thiên Chúa sẽ tạo lập cho ông một dân tộc, “một nhà”, tức là một triều đại, ý tưởng nầy khác xa với suy nghĩ của ông.  Tư tưởng của Thiên Chúa cách xa suy nghĩ của phàm nhân như trời cao hơn đất là thế đó.

Khi sứ thần Gáprien vào nhà trinh nữ Maria, sứ thần đã dùng chính lời của Nathan đã nói với Đavít mà chào Đức Maria: “Đức Chúa ở cùng bà” (câu 28), dĩ nhiên lời chào này có hiệu năng và hiện thực hơn nhiều so với lời sấm phán ra với nhà Đavít, vì Thiên Chúa khởi sự thực hiện việc nhập thể nơi bản thân của Đức Maria.   Đức Mẹ được ví như là Hòm bia Giao Ước Mới, một Hòm bia nhân loại di động cưu mang Chúa cứu thế, nơi Mẹ sẽ ký kết bản hiệp ước giữa Thiên Chúa và Nhân lọai, tức là thiên tính kết hợp với nhân tính, và nhân tính được nâng cấp tham dự vào sự sống của Thiên Chúa.  Thiên Chúa làm người và ở với nhân loại.   Khi nhận lời truyền tin của tiên thần Đức Maria cũng có phần lo âu giống như Đavít, là muốn định cư Thiên Chúa theo quan niệm nhân lọai:  “Việc ấy sẽ xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng ? ” (câu 34).  “Đừng sợ, Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà”.  Câu trả lời cho thấy Thiên Chúa không nằm trong quy luật sinh vật học, con người không thể cầm tù Thiên Chúa.

Thánh Thần Sáng Tạo. Thánh Thần của buổi đầu tạo dựng.  Thánh Thần của mọi khởi đầu.  Cũng như đối với Đavít và hôm nay đối với Đức Maria, Thiên Chúa cho biết chính Người có sáng kiến cứu độ và Người hành động theo cách thế quyền năng của Người.  Người hành động theo tầm vóc Thiên Chúa và theo tầm vóc nhân lọai: Đức Mẹ thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần.  Ôi thật nhiệm mầu!  Cách hành động của Thiên Chúa chỉ mình Người biết mà thôi:  Một bà già son sẻ như bà Isave đã thụ thai theo lẽ thường, và một thiếu nữ trẻ trung thụ thai bởi phép Chúa ThánhThần.  Phải nói được rằng cả hai đều thụ thai nhiệm lạ do tác động của Thánh Thần, cho chúng ta thấy sự nhưng không của Thiên Chúa trong thi hành ơn cứu chuộc.  Cả hai đều là dấu chỉ của sự sáng tạo mới.  Đó là bí mật mà thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Rôma viết: “Bí mật được giữ kín tự ngàn xưa và nay được tỏ hiện ra nơi Đức Giêsu Kitô”, là ‘Đức Chúa ở với  ngươi’(x. Bài Đọc 2. Rm 16, 25-27).


Lạy Chúa Giêsu, Chúa muốn ở với con người mà không cần lầu son gác tía, không cần nhà nào, cũng không cần cung điện nào ngòai tâm hồn con người.  Xin cho con ý thức điều đó để dọn lòng đón Chúa đến thăm trần gian lần 2014. Amen

Lm Luy Nguyễn Quang Vinh - Gx. Phương Hòa, Kontum

SUY NIỆM TIN MỪNG CN III MÙA VỌNG B




CN MV 3B . Ngày 14. 12. 2014
Is 61,1-2a.10-11; 1Tx5,16-24; Ga 1,6-8.19-28

NIỀM VUI ĐANG ĐẾN
Bài suy niệm
Phụng vụ Chúa nhật thứ ba mùa Vọng ghi đậm nét vui tươi. Tiên tri Isaia sống trước Chúa Cứu Thế sáu trăm năm, loan báo tin mừng hồi hương cho dân đang bị lưu đày ở Babylon: “Đức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa … Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ Đức Chúa.  Vì Người mặc cho tôi hồng ân cứu độ cứu độ” (x. Bài Đọc 1. Is 61, 1-2a.10-11).  Đây là niềm vui giải phóng, niềm vui hồi hương.

Tin vui cứu độ được Đức Maria cảm nghiệm cụ thể khi lời sấm của ngôn sứ Isaia trở thành hiện thực nơi cung lòng Mẹ, khi Mẹ thưa với sứ thần truyền tin “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”(Lc 1,38) và Mẹ diễn tả niềm vui sung mãn đó trong Kinh Linh Hồn Tôi Ngợi Khen Chúa (Kinh Magnificat). Mẹ lên tiếng ca tụng Thiên Chúa đã đoái thương thân phận mọn hèn của Mẹ, niềm vui cá nhân của riêng Mẹ được tuyển chọn làm mẹ Thiên Chúa; và niềm vui của cộng đồng Do thái được cứu độ theo như Lời Chúa đã hứa từ ngàn xưa.  Niềm vui hoàn vũ nầy này vọng lại trong thư thánh Phaolô gửi cho tín hữu Thêxalônica đang chờ mong Chúa Cứu Thế trở lại: “Anh em hãy vui mừng luôn mãi và cầu nguyện không ngừng” (x. Bài Đọc 2. 1Tx 5, 16-24).  “Vì đã có một người được Thiên Chúa sai đến tên là Gioan.  Ông đến để làm chứng về ánh sáng” (x. Bài Tin Mừng. Ga 1, 6-8.19-28), làm chứng cho niềm vui cứu độ đã xuất hiện trên trần gian, đó là Chúa Giêsu. Đây là khởi đầu niềm vui Chúa Cứu Thế thực hiện bằng con đường nhập thể và nhập thế đi vào giữa nhân loại.  Niềm vui Thiên Chúa làm người, định cư giữa nhân loại, để nhân loại biết đường về trời.

Niềm vui cảm nghiệm mình được Thiên Chúa cứu chuộc được tiên báo qua nụ cười của bà Sara, vợ ông Ápraham, khi được báo tin con đầu lòng Ixáac sẽ ra đời, cho đến sự nhảy mừng của thánh Gioan khi còn trong lòng bà Isave.  Tất cả cho thấy niềm vui của buổi phụng vụ hôm nay như tô đậm nét sự hân hoan mà bà Isave cảm nghiệm khi đứa con thân yêu nhảy lên trong dạ mẹ, niềm sung sướng tràn trề của vị tiên tri cuối cùng Cựu Ước gặp được Chúa Cứu Thế thời Tân Ước.  Niềm vui vỡ bờ hoành tráng hoàn vũ.

Niềm vui vĩ đại đòi cung cách diễn tả hòanh tráng.  Tiền hô hậu ủng là phong cách nhân lọai của bất cứ đại vương nào khi hạ cố thăm thần dân của mình.  Sự long trọng của người tiền hô càng làm sáng tỏ uy quyền cao cả của nhân vật chính yếu đến sau.  Đây là cung cách của vị tiền hô: Lối sống tu rừng khắc khổ và đơn sơ, cách ăn mặc kỳ dị và mộc mạc, lời rao giảng nghiêm khắc và cứng rắn của vị tiền hô Gioan gây thắc mắc cho những người thời bấy giờ đến phỏng vấn ông.  Tuy nhiên đứng trước niềm vui to lớn này vị tiền hô xóa mình đi.  Ông khiêm hạ thẳng thắn khẳng định mình không phải là Đấng Kitô, không phải là Êlia, không phải là ngôn sứ mà truyền thống Do thái mong đợi.  Ông khẳng định mình là tiếng kêu trong sa mạc, có sứ mạng dọn đường tâm linh, chỉnh đốn tâm đạo cho ngay thẳng để đón tiếp một nhân vật cao trọng âm thầm đang đến một cách bí bí ẩn: “ Có một Vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết.  Người đến sau tôi, tôi không đáng cởi quai dép cho người” (x. Bài Tin Mừng). 

Con người bí ẩn đó là Chúa Giêsu, mà cho đến hôm nay, đối với các Kitô hữu, Người vẫn còn y nguyên là một mầu nhiệm cực lớn, đòi liên tục khám phá trong đời sống.  Tất cả những gì diễn tả về Người đều là mầu nhiệm đòi khám phá, sự hiện hữu của Người, quyền năng vô biên của Người, tình yêu cứu chuộc của Người đối với nhân loại, sự đồng hóa của Người nơi anh em hèn mọn, cả đến sự chết và sự phục sinh vinh hiển của Người đều là bí ẩn đòi khám phá không ngừng trong cuộc sống.

Thật vậy mỗi ngày người Kitô phải liên tục khám phá niềm vui trong gặp gỡ tha nhân để phát hiện con người bí ẩn đó, vì “Ngài ở giữa các ông mà các ông không biết”.  Không những khám phá niềm vui mà thôi, người Kitô hữu còn phải là tiền hô cho Chúa Cứu Thế nữa, sống vui tươi xây dựng xã hội trần thế, bởi vì Kitô hữu là người mang tin vui đến cho mọi người.  Tuy nhiên Người mang tin vui mà chính mình không vui là phi lý, là phản tác dụng, là phản bội sứ điệp loan báo Tin mừng.


Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết khám phá con người bí ẩn mà thánh Gioan nói đến: “Ngài ở giữa anh em mà anh em không biết”, con người đó có thể là láng giềng khó tánh, là người đồng nghiệp gặp họan  nạn, là bệnh nhân cần giúp đỡ, là người xa Chúa lâu ngày cần trở lại. Amen

Lm Luy Nguyễn Quang Vinh - Gx. Phương Hòa Kontum

SUY NIỆM TIN MỪNG CN II MÙA VỌNG B




CN MV 2B. Ngày 7.12.2014.
Is 40,1-5.9-11; 2Pr 3,8-14; Mc 1, 1-8

HÀNH TRÌNH SA MẠC
Bài suy niệm
Chúa đến là đối tượng kép của Mùa Vọng, Chúa đến như một kỷ niệm lịch sử và Chúa đến như chấm câu kết thúc vũ trụ.  Lần thứ hai này, Chúa sẽ đến trong ánh sáng, biến cố quang lâm (quang:sáng ; lâm:đến) theo như lời Chúa hứa, lần đến này quyết liệt liên hệ đến số phận mỗi người.  Bốn sự kiện xảy ra thời cánh chung: thế mạt, Chúa quang lâm, phán xét người lành kẻ dữ, thưởng phạt tùy theo tội-phúc cá nhân, sách Bổn ngày xưa gọi là tứ chung, tức là bốn điều sau hết.  Tuy nhiên cần phân biệt về ý niệm thế mạt, tức biến cố vũ trụ bị hủy diệt theo ý muốn Thiên Chúa, khác với sự tận thế của vũ trụ theo tính tóan khoa học.  Sách thánh nói : “Ngày đó, các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan, mặt đất và các công trình trên đó sẽ bị thiêu hủy” (x. Bài Đọc 2. 2Pr 3, 8-14). 

Phụng vụ Chúa nhật hôm nay cho thấy bầu khí chuẩn bị nội tâm: con đường trở về, con đường sám hối liên hệ tới sa mạc, một nơi cô quạnh và vắng lặng.  Nhưng sa mạc lại là nơi thuận tiện cho tâm linh gặp gỡ chính mình bằng phản tỉnh, nơi không bị xáo trộn bởi phồn vinh thế tục, cho linh hồn gặp gỡ Thiên Chúa bằng sám hối, cầu nguyện, ăn chay, đây là dịp tốt tái lập giao hảo với Thiên Chúa và tha nhân: “Trong sa mạc hãy mở con đường cho Đức Chúa … Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy … Bấy giờ vinh quang của Thiên Chúa sẽ tỏ hiện” (x. Bài Đọc 1. Is 40, 1-5.9-11).

Hoang địa miền Giuđê được thánh Mác-cô chọn để long trọng giới thiệu gương mặt Gioan Tẩy giả cùng với sứ điệp và lời kêu gọi sám hối của vị Tiền hô Chúa Cứu thế.  Trong sa mạc này dân Giuđê và dân thành Giêrusalem chứng kiến và lắng nghe sứ điệp long trời lở đất của Gioan Tiền hô: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người.  Tôi thì tôi đã làm phép rửa cho anh em bằng nước, còn người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần” (x. Bài Tin Mừng Mc 1,1-8). Bài Tin Mừng xác nhận lời sấm của tiên tri Isaia được thực hiện nơi Chúa Giêsu chính là “vinh quang của Thiên Chúa sẽ tỏ hiện”, đang đến sau Gioan. Phép rửa của Gioan chỉ là phép rửa thống hối, có hiệu năng chuẩn bị tội nhân lãnh nhận một phép rửa khác bởi nước và Thánh thần, tức phép Rửa tội do Chúa Kitô thiết lập.  Một cách nào đó có thể thấy Ơn cứu độ khởi đi âm thầm từ Thiên Chúa trong sa mạc : “Chúa không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải” (x. Bài Đọc 2. 2Pr 3, 8-14).  Sa mạc là thời thuận tiện cho sám hối.

Chính trong hoang địa này Chúa Giêsu gặp gỡ vị Tiền hô của mình là thánh Gioan Tẩy Giả, đánh dấu một khúc quanh trong lịch sử ơn Cứu độ, một sự chuyển tiếp từ Giao ước cũ sang Giao ước mới.  Cũng trong hoang địa Chúa Giêsu được Thánh Thần dẫn đưa vào sa mạc để bị Xatan cám dỗ, nơi đây Người lắng đọng tâm hồn gia tăng sức mạnh tâm linh, suy nghĩ và cưu mang kế họach cứu độ, trước khi xuất đầu lộ diện công khai rao giảng Nước Trời.  Ngày nay, từ ngữ ‘sa mạc’ ám chỉ môi trường tu luyện thiêng liêng dành cho sự gặp gỡ Thiên Chúa, cho những quyết định lựa chọn căn bản, cho những từ bỏ và hóan cải đổi đời. 

Nơi hoang vắng này vang vọng Lời của Thiên Chúa, Lời có khả năng soi sáng con người tìm gặp chân lý về chính mình là thân phận lữ hành tìm kiếm Thiên Chúa.  Nơi trời cao đất rộng nầy, con người như dễ dàng tiếp xúc với Thiên Chúa, học được bài học phù du vật chất, và hào nhoáng trần thế mau qua, đồng thời nhận ra thân phận con người là lữ khách liên tục lên đường tìm kiếm Nước Trời vĩnh cửu.  Người lữ hành dẹp bỏ những hành trang nặng nề cồng kềnh vô ích để cho mình được nhẹ nhàng và tự do đi đến với Thiên Chúa trong tuyệt đối thinh lặng đầy tin tưởng.  Điều kỳ lạ là thời gian sa mạc lại thuận lợi dọn đường cho Chúa Giêsu ngự đến.  Đây cũng là kinh nghiệm của các thánh trước khi gặp gỡ Chúa Ki-tô.

Bệnh thời đại chúng ta là thích định vị “an cư lạc nghiệp”, ôm đồm thật nhiều, làm cho việc gặp gỡ Thiên Chúa và tha nhân trở nên khó thực hiện, căn bệnh trầm kha nầy có nguy cơ khép kín con người trong tự mãn.  Tuy nhiên sa mạc là môi trường tuyệt hảo để hóan cải tâm hồn.  Hóan cải bằng chiêm niệm, lắng nghe Lời, khám phá ra thân phận mọn hèn của con người trước Thiên Chúa bao la vĩ đại.

Lạy Chúa Giêsu, “Chúa không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải” xin cho con biết biến sa mạc bất đắc dĩ thành cơ hội thuận lợi đi về với Chúa. Amen


Lm Luy Nguyễn Quang Vinh - Gx. Phương Hòa, Kontum

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Địa Sở Thanh Bình Và Địa Sở Đức Hưng Thanh An


Địa Sở Thanh Bình Và Địa Sở Đức Hưng Thanh An


Nhân dịp Địa sở Thanh Bình đặt viên đá đầu tiên xây dựng Ngôi Thánh Đường (vào ngày 09/12/2014):




Chúng tôi xin giới thiệu bài nghiên cứu sơ lược tiểu sử “Vùng Truyền Giáo Tây-Tây Nam Thành Phố Pleiku” của Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận Kontum, trong đó ghi đậm dấu ấn hình thành Địa sở THANH BÌNH và Địa sở ĐỨC HƯNG THANH AN.


XIN KÍNH MỜI
.
XIN CLICK VÀO

.
                                                                           (Nguồn : https://gpkontum.wordpress.com/)

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO TÂY NGUYÊN


SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO TÂY NGUYÊN

LA MISSION DES GRANDS PLATEAUX - Phim lịch sử truyền giáo Kon Tum

Mời cả làng xem phim La Mission des Grands Plateaux (Sứ vụ truyền giáo Cao Nguyên), do linh mục Thừa sai Simonnet (M.E.P) thực hiện tại Kon Tum khoảng năm 1959.
Phim tài liệu có giá trị lịch sử - tôn giáo về Kon Tum.

Youtube: van to nguyen
Xem trên YouTube: http://www.youtube.com/watch?v=pCzP_80Dz1c
Minh Sơn giới thiệu.




Phim có thuyết minh tiếng Việt
________________________________

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

CỘI NGUỒN DÒNG MẾN THÁNH GIÁ TẠI ĐỊA PHẬN KON TUM




MỪNG Kỷ Niệm 100 năm (1913 – 2013)  các Dì Phước Mến Thánh Giá hiện diện tại Giáo phận KontumVới tâm tình TẠ ƠN CHÚA, CẢM ƠN HỘI DÒNG, Ban mục vụ truyền thông giáo phận xin sơ lược vài nét về :”CỘI NGUỒN DÒNG MẾN THÁNH GIÁ TẠI ĐỊA PHẬN KON TUM” . Bài nghiên cứu nầy còn nhiều hạn chế. Kính mong quí vị bổ túc, góp ý và đồng thời xin hiệp ý cầu nguyện cho quí Hội Dòng Mến Thánh Giá trung thành sống theo linh đạo và bước theo gương quí chị em Nữ tu đã hy sinh trong những năm tháng qua.
GPKONTUM (23.10.2013) KONTUM
.
XIN MÍNH MỜI
.
DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
Với công cuộc TRUYỀN GIÁO tại Kon Tum
(1913 – 2013)
 .
Trong HIẾN CHƯƠNG dòng MTG [1] Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình tóm lược vai trò của dòng Mến Thánh Giá với sự phát triển Giáo Hội Việt Nam như sau:
“GH Việt Nam, từ thuở khai nguyên đã được Thiên Chúa ban cho một quà tặng quý báu là Dòng Mến Thánh Giá như một cánh tay hữu hình của Đức Kitô, để cộng tác với Hội thầy giảng, hàng giáo sĩ bản quốc và các quý chức giáo dân xây dựng Nhiệm Thể Chúa Cứu Thế. Ân huệ ấy đến với GH Việt Nam tại Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong qua trung gian của cha Phêrô Maria De La Motte (1624-1679). Người đã có công tổ chức đời sống GH Việt Nam thành cơ cấu vững chắc và sáng lập Dòng MTG là Hội Dòng nữ đầu tiên mang bản sắc Á Châu và hướng hẳn về việc truyền giáo cho lương dân”.
Nhận định trên của Đức Tổng Giám Mục thật ngắn gọn, súc tích về bản chất và mục đích của Hội Dòng Nữ MTG. Nếu thể thêm, chúng có thể nói lên sắc thái truyền giáo đa dạng của Dòng. Sắc thái độc đáo của công cuộc truyền giáo cho người dân tộc Tây Nguyên đã được ôm ấp trong con tim của Hội Dòng từ ngày mới chập chững vào đời cuối thể kỷ XVII, và được sống động ngay trên mảnh đất truyền giáo Kon Tum từ đầu thế kỷ XX đến nay.
   Chúng tôi xin trình bày:

I. Hình thành MTG Đàng Trong – Tham gia vào công cuộc truyền giáo cho người dân tộc (Năm 1671-1767).
II. Dòng MTG tại vùng truyền giáo Kon Tum vào đầu thế kỷ XX.
III-  Thời kỳ chuyển biến canh tân từ thập niên 20 (thế kỷ XX).
IV- Dòng MTG Gò Thị – Qui Nhơn (1932-1940)
V. Giai đoạn 1963-2013

I.     Hình thành Dòng MTG Đàng Trong – Tham gia vào công cuộc truyền giáo cho người dân tộc (1671-1767).
Dòng MTG đầu tiên của địa phận Đàng Trong được thành lập tại An Chỉ (Quảng Ngãi) vào năm 1671 là nguồn gốc của Dòng MTG Gò Thị sau nầy. Từ An Chỉ Dòng đã bắt đầu tham gia vào công cuộc truyền giáo cho người dân tộc Tây Nguyên ngay từ buổi khai nguyên của Dòng.
1. Hình thành Dòng MTG Đàng Trong tại An Chỉ
Tháng 9/1671 Đức Cha Lambert de la Motte vào địa phận miền Nam với 2 linh mục Việt Nam đầu tiên là Cha Giuse Trang và Luca Bền thăm các vùng Bình Khang, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi và Tourane. Ngài lưu lại Quảng Ngãi hơn 2 tháng. Tại đây có 3 họ đạo Kỳ cựu và đạo đức là họ Đức Bà An Chỉ, Thánh Thất Bầu-Tây, và Châu Me. Đức Cha chọn An Chỉ làm nơi lập Dòng MTG tiên khởi cho Địa Phận Đàng Trong [2].
“Tại đây các bà Lucia Kỳ một quả phụ đạo đức, hào hiệp. Đức Cha tỏ ý gởi trong nhà bà nầy mấy thiếu nữ tình nguyện dâng mình cho Chúa. Bà sẵn sàng nhận các chị ở trọ. Bà cũng vui lòng dâng cúng gia sản để Đức cha trưng dụng vào việc thiết lập tu viện. Được sự ưng thuận của bà Kỳ, Đức Cha liền gởi đến đợt nhất 5 chị và lần sau 5 chị nữa. Một trong những thiếu nữ nầy là em của cha Giuse Trang có đủ khả năng dìu dắt các chị em khác. Sau khi lo cho các thiếu nữ có nơi ổn định, Đức cha ban cho các chị bản Hiến Pháp như bản luật Ngài đã soạn cho các chị MTG Đàng Ngoài năm 1970 [3].
Sau đó, tháng 03/1972 Ngài lại về Thái Lan, công việc săn sóc và huấn luyện nhà dòng An Chỉ được giao phó cho cha Gullaume Nahot.
Tháng 7/1675 Đức Cha trở lại VN đến Hải Phố.
“Lợi dụng cơ hội thuận tiện, Đức Cha đã đến thăm nhà Dòng An Chỉ và nhận lời khấn của 12 nữ tu tại đây. Thấy số người xin nhận tu mỗi ngày một đông, Ngài muốn chia chị em thành nhiều chi nhánh. Mỗi nhà 10 người kể cả Bề trên đúng điều lệ thứ 2 của Bản Quy luật nguyên thủy” [4]
Sau đó Đức Cha về Thái Lan lâm bịnh qua đời ngày 15/06/1679
2. Việc truyền giáo cho vùng dân tộc
Trong thời gian nầy giữa thế kỷ XVII, các cha dòng Tên cũng như cha Courtaulin (thập niên 70) tìm cách truyền giáo vùng dân tộc người Bơnơm qua ngã An Chí [5].
a. An Chỉ:
Đạo công giáo đã được truyền bá ở tỉnh Quảng Nghĩa (Quảng Ngãi) vào giữa thế kỷ XVII do các cha dòng Tên từ Hội An đến theo báo cáo của Đức Cha Bennetat, GM phó của Đức Cha Lefebre vào năm 1748, thì toàn tòng trong tỉnh Quảng Ngãi tính được 2000 tín hữu, chia làm 20 họ đạo, trong số có những họ đạo vẫn còn như An Chỉ, Cát Lâm, Cù Và, Châu Me, Bầu Gốc …
Các vùng Châu Me, Bầu Gốc, An Chỉ vừa là vùng giáp ranh dãy trường sơn, vừa có sông Vệ bắt nguồn từ dãy núi phía tây, con đường giao lưu buôn bán giữa người kinh và dân tộc Bơnơm, nói theo tên lúc đó là người Kha, người Lào. Nhờ vậy khi các cha dòng Tên rao giảng Tin Mừng tại vùng nầy, đều biết rõ số người dân tộc miền núi, các Ngài cố gắng đến và bắt đầu truyền giáo. Nhưng công cuộc truyền giáo gặp khó khăn về ngôn ngữ, bệnh tật, nhất là gặp thời kỳ bách hại đạo, nên đành bỏ cuộc.
Sau khi Tòa thánh giao cho Hội Thừa Sai Paris đảm trách việc truyền giáo vùng Đông Dương, Cha Bề trên Courtaulin tiếp tục việc truyền giáo cho số người dân tộc này. Ngài đã trình bày chi tiết về địa dư và con người cũng như kế hoạch truyền giáo cho Đức Cha Lambert de La Motte rõ ngày 10/12/1674 và ngày 30/08/1675 việc chuẩn bị hành trang nhân sự cho công cuộc truyền giáo Vùng Cao được cha Bề trên xếp đặt kỹ lưỡng qua sự giúp đỡ tận tâm của các chị MTG tại An Chỉ đang tá túc tại gia đình của bà Lucia Kỳ. Chúng tôi xin ghi lại đây lá thơ của cha Bề trên gởi cho Đức Cha Lambert de la Motte đề ngày 30/08/1675 như sau:
“Con đã đi thăm, vào sâu các vùng rừng núi, đi một ngày đường, có các người thượng gọi là người Kha hoặc người Lào để xem xét. Con không tìm ra một ngõ ngách nào để đi rao giảng Tin Mừng cho dân tộc này, là những người không có vua, chỉ thời mình Thiên Chúa, nhưng họ lẫn lộn Thiên Chúa thật với các mê tín chùa chiềng. Con vừa tìm ra con đường dẫn Cha Manuel (Bổn) đã đến sau đó ít lâu. Con đã trình bày việc phải làm trong những ngày lưu tại cư dân hoang dã để mở con đường cho một linh mục thừa sai, mà con sẽ gởi đi trong năm nay. Cha Manuel đã chấp nhận. Con đã cho người mua sắm cho cha một số lớn thuốc để lấy lòng dân tộc, Kim chỉ khâu mà họ xử dụng vào rất nhiều việc, với một số lớn xâu hạt cườm đủ màu sắc và các vật dụng được lòng cư dân nầy. Họ không thích vàng bạc đồng tiền. Tội nghiệp cho cư dân nầy, uống nước mưa. Rất khó khăn cho một linh mục thừa sai cữ các thứ thịt, vì hầu như không có gì để mà ăn. Liên lạc với một vị thừa sai sẽ ở Faifô rất dễ. Tất cả đã được chuẩn bị, vị Linh Mục Việt Nam lâm bệnh và con phải vội đi Quảng Ngãi lập tức, con đến nhà bà Kỳ và con cho cha Luca (Bền) biết, đến tìm gặp con cũng như bà phụ trách các chị Dòng đến để cùng với họ, con ổn định một số việc lôi thôi rắc rối [6].
Chúng ta không có nhiều tài liệu ghi lại rõ ràng những tham gia trực tiếp của các chị Dòng MTG vào công cuộc truyền giáo cho các dân tộc Cao Nguyên lúc mới hình thành Dòng. Ngoài ra vì thời cuộc cấm đạo, nên nhà Dòng bị phân tán, trốn tránh nhiều nơi. Tuy nhiên qua những việc chuẩn bị các đồ dùng cũng như các vật trao đổi để sống qua ngày với anh em dân tộc, tại nhà ở bà Lucia Kỳ không thể nào không có sự giúp đỡ của các chị MTG. Cũng như sau nầy, trong những giai đoạn bị bách đạo, Đức Cha Cuénot Giám mục địa Phận Đông Đàng Trong nhờ Anrê Năm Thuông lo liệu trưng những vùng đất giáp giới với Tây Nguyên như Đồng Sim, (Bình Định), Đồng Găng Trạm Gò (An Khê) để chuẩn bị nhân sự cho công cuộc truyền giáo trên Tây Nguyên sau này, hoặc phòng ngờ khi bị bắt đạo, linh mục thừa sai các nữ tu, cô nhi viện sẽ lánh nạn tại đó.
Tuy nhiên trong thư đề ngày 15 tháng 02 năm 1851, Đức cha Cuenot gởi cho nữ tu Dauphin, em gái của Ngài đang làm việc tại Nhà Tĩnh Tâm, ngài viết:
Ở trong giáo phận của anh có tất cả 400 Dì Mến Thánh Giá chia làm 15 nhà. Họ không được ai chăm sóc cả và không có được dù 1/50 những phương tiện mà anh và em có ở Nhà Tĩnh Tâm. Anh đã gởi 100 Dì lên miền Thượng lo cho các phụ nữ trên ấy. Họ rất nhiệt tình…”[7]
Việc truyền giáo trực tiếp cho các dân tộc phải chờ thập niên thứ nhất của thế kỷ XX mới có các nữ tu dòng MTG tham gia trực tiếp tại vùng đất Kon Tum.
b- Mục đích của Dòng MTG  
Dòng MTG Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài sống theo bản Quy luật được chính Đức Cha Lambert de la Motte soạn thảo, có những mục đích: thánh hóa bản thân bằng cách suy gẫm và noi gương Chúa Kitô Thập giá:
“Mục đích được minh định là hằng ngày suy gẫm sự thương khó Chúa Giêsu Kitô như phương thế tốt nhất để đạt đến sự hiểu biết và yêu mến Chúa”. [8]
Mục đích cơ bản khác được quy định từ đầu, dần dần nổi bật nhờ sự tham gia vào công cuộc truyền giáo của vị thừa sai. Mục đích truyền giáo, đặc biệt truyền giáo cho anh em người dân tộc được thai nghén từ giai đoạn đầu tiên của Dòng. Đức cha Lambert de là Motte đã vạch ra 5 điểm thực hành như sau:
1- Kết hợp liên tục bằng nước mắt, cầu nguyện duy nhất với công nghiệp Đức Kitô để xin Thiên Chúa cho người theo đạo và lan rộng khắp giáo phận.
2- Giáo dục thanh thiếu nữ người công giáo cũng như lương các công việc và nhân phẩm thuộc giới tính của người muốn tìm hiểu đạo.
3- Lo cho phụ nữ bệnh tật cả lương lẫn giáo để dùng con đường nầy lo cho các linh hồn và truyền giáo.
4- Rửa tội cho các em nguy tử.
5- Làm mọi cách lôi khéo các phụ nữ ra khỏi con đường tội lỗi. [9]
Nội quy Dòng MTG Quy Nhơn ghi rõ mục đích như sau:
“Dòng chị em MTG là một dòng truyền giáo nên mục đích thứ hai của chị em là dùng mọi phương tiện thiêng liêng và vật chất loan báo nước trời. Hội dòng con phục vụ GH theo tinh thần vị đấng lập dưới mọi hình thức như sau (…)[10]
Vị sáng lập đã vạch ra con đường tu đức Thập giá, và ngược lại đời sống truyền giáo vừa như kết quả đời sống Thập giá, đồng thời là một động lực để giúp các chị em MTG vươn tới đời sống thập giá. Với các giáo huẩn của GH ngày nay, truyền giáo là một tu đức, là một linh đạo trong đời sống người giáo dân cũng như người tu sĩ. Để thể hiện đời sống tuyền giáo cách tích cực cũng như đời sống thập giá, chị em MTG của địa phận Quy nhơn đã tham gia vào công cuộc truyền giáo tại địa phận Kon Tum từ đầu thế kỷ XX nầy.

II. Tu viện Dòng MTG Qui Nhơn tại vùng truyền giáo Kon Tum (1913)
Sau thời gian khó khăn và anh hùng (1850-1888) công việc truyền giáo vùng Kon tum tương đối ổn định, phát triển về mặt bằng cũng như chiều sâu trong giai đoạn 1888-1932: nhiều làng dân tộc tòng giáo, nhiều họ đạo thành hình, nhiều cơ sở y tế, xã hội, văn hóa, đào tạo nhân sự truyền giáo như “Bôl giáo phu” khánh thành năm 1908. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng to lớn và khẩn trương trong vùng truyền giáo, một số chị em MTG thuộc Qui Nhơn đã đến Kon Tum vào đầu năm 1913 để phục vụ.
1. Giai đoạn 1913-1935
Tờ nguyệt san Hlabar Tơbang năm 1913, số 24 trang 11 cho chúng ta biết rõ về danh tánh, Bà Bề Trên công việc cụ thể của các nữ tu MTG đến vùng truyền giáo Kon Tum vào năm 1913 như sau:
“Dòng chị em MTG ba ngày sau khi cấm phòng, có các chị nữ tu từ miền trung châu đến mà người Bahnar gọi là “dieng”. Có 4 bà cả thảy, bà đứng đầu tên là Kiểng, có 3 bà khác tên là Nghề, dì Lại, Di lưu [11].
Họ đến vùng Bahnar do Đ. Giám mục sai đi để giúp việc Chúa, như may vá quần áo, nấu cơm v.v.v… Những con người nầy rất tốt, ở độc thân suốt đời, không lo tìm sự giàu sang phú quý trần thế, mà chỉ phục vụ việc Thiên Chúa, hy vọng Ngài thưởng bội hậu trên Thiên quốc sau nầy. Những người nầy được gọi là “dieng”.
“Nhà mà chúng ta làm cho các bà ở đã xong rồi, nhà khá khang trang rộng rãi”.
Tu viện MTG nầy đóng góp tích cực, có thể nói, không thể thiếu cho cánh đồng truyền giáo Kon Tum. Các bà lo hậu cận cho vùng truyền giáo đặc biệt cho trường Cuénot, nơi đào tạo giảng viên giáo lý người dân tộc được gọi là Bôl giáo phu.
Vì đường giao thông trắc trở, mất an ninh, lương thực tại vùng truyền giáo thiếu hụt, mà con số linh mục, học sinh trường lại nhiều, nên các nữ tu phải vất vả đảm đang, tảo tần, Các bà phải đi bộ hoặc đi xe bò xuống Qui Nhơn hoặc Đồng Phó – Đồng Phó lúc đó như trạm lương thực cho vùng truyền giáo để tải lương thực về, hoặc trong những trường hợp bức thiết; các bà phải lên tận vùng Sơđang mua gạo, thóc v.v… Chúng ta chưa nói đến việc các bà phải giã gạo cho hàng trăm miệng ăn. Các bà tính việc tự cung tự cấp, lo trông rau, lúa, may vá sắm sửa cho một cơ sở phực tạp, nặng nề như trường Cuénot.
Mặc dù, sau khi dòng MTG cải tổ, tu viện MTG tại Kon Tum vẫn ở phụ lực với các cha thừa sai, đồng thời cũng thu nhận một số các em đệ tử năm 1930, cha sở Tân Hương – cha Alberty Hiền mở trường Têrêxa, các chị cũng đóng góp nhân lực đến năm 1932. Trong niên khóa nầy, trường Têrêxa giao chuyển cho MTG Gò Thị (Dòng canh tân).
2. Giai đoạn 1935-1945
Dòng MTG tại Kon Tum ngày càng phát triển và sẳn sàng phục vụ cho cơ sở mới. Vào năm 1935 trường Probatorium – Chủng viện thừa sai Kon tum khai giảng, quy tụ 80 chủng sinh. Đức Cha địa phận phân bổ một số chị em phụ trách cho chủng viện nầy. Tu viện đã phân đôi, một ở phục vụ trường Cuénot, nửa nữa phục vụ tại chủng viện. Chúng tôi xin ghi lại nguyên văn về nhà phước mới, theo tài liệu “Chức dịch thơ tín, địa phận Kon Tum” số 21, tháng 1/1935, trang 248-249 như sau:
“Nhà phước mới – Hơn 20 năm nay ở Kon Tum chỉ có một nhà phước MTG cũ ở gần trường Cuénot. Các dì, các chị ở đó toàn là người annam, đành lìa quê cha đất tổ vui lòng vác thánh giá theo chơn Chúa lên núi, hầu thông công việc cứu chuộc dân mọi rợ. Tuy số người ít ỏi. từ kể từ bà nhứt cho đến chị mặc áo trắng bé tí chỉ được 16 dì, song rày cũng nên mà mẹ, toan mở ra một nhà con. Hiện nay gần trường Probatorium đang lo xây cất lập một nhà phước nữa. Đoạn mẹ sẽ chia con ra hầu lo chuyện nghề mẹ dạy.
“Đức Cha đã đặt dì Anna Nghệ làm bà nhứt nhà phước mới, còn nhà mẹ thì bà Maria Sổ làm bà nhứt mới nầy với 3 dì khác, cách 22 năm nay đã tỏ ra đức vâng lời và lòng sốt sắng mà lên đất Kon Tum trước hết. Lúc ấy đường sá chưa thông phải trèo đèo lội suối đi bộ chín mười ngày, thân phận đờn bà yếu đuối, mà cũng vui lòng đạp tuyết giày sương, ăn bờ ở bụi, ấy mới thật là vui lòng vác thánh giá.
“Từ ấy đến nay vẫn có một lòng lo việc Chúa: khi đau thì tế lễ mình, lúc mạnh thì dưng công việc, chẳng từ lao khổ, không phận chủng tộc hằng mong ước dưng cho Chúa nhiều linh hồn tốt lành sáng sủa, chẳng quản chi những cái xác đen đíu xấu xa.”
Cũng vào năm 1935-1936 họ Banmêthuột chưa có linh mục chánh xứ số giáo dân kinh trên 150 người. Trong khi chời đợi gởi linh mục đến phụ trách, có 2 dì thuộc MTG cũng tình nguyện đến đó để phục vụ, nhưng vì hoàn cảnh thời cuộc, các dì không thể lên BMT được.
Qua những năn tháng thăng trầm do thời cuộc: chiến tranh thế giới lần thứ I, rồi thế chiến thứ II ảnh hưởng rất nhiều đến địa phận Kon Tum: các lin mục thừa sai Pháp bị Nhựt bắt giải về Nha trang, các Dì vẫn ở lại điểm truyền giáo. Các dì hiển diên trên vùng Tây Nguyên khói lửa để sống trọn vẹn đời sống tận hiến với Chúa Kitô Thập giá:
“Ấy thánh giá bà vác đã cũ thật, nhưng cũ mà xem ra bà mộ mến hơn thánh giá mới có bề mát mẻ hơn” [12]
3. Dấu chỉ Nước Trời
Các chị nữ tu thuộc tu viện MTG tại Kon Tum năm 1913 chẳng những sống thật sự trọn vẹn cho Chúa Kitô thập giá trong lao động, trong phục vụ, trong cầu nguyên, mà còn là dấu chỉ Nước Trời. Các chị sống giữa người dân tộc “Không phận biệt chủng tộc, hằng mong ước dưng cho Chúa nhiều linh hồn tốt lành súng súa, chẳng quản chi những cái xác đen đíu xấu xa” [13]. Các bà cảm hóa được anh em người dân tộc nói chung, các thiếu nữ Bahnar nói riêng. Nhờ vậy, một số thiếu nữ dân tộc cũng như người kinh muốn tận thiến đời mình trong dòng MTG. Bề trên địa phận gởi các thiếu nữ nầy đến dòng MTG tại Kim Châu (Qui Nhơn) sau nầy tại Gò Thị để đào tạo một lớp nữ tu thích hợp cho môi trường tông đồ hơn.
a- Đây là hoa qủa của cuộc đời tận hiến, là dấu chỉ Nước Trời sau những năm tháng dày công và âm thầm gieo vãi hạt giống “ƠN GỌI”
“Ngày 22 out vừa rồi, Đức Giám mục Qui Nhơn đã làm lễ mặc áo cho các chị ở nhà tập Gò Thị. Trong những người ấy có chị Agnès Khiêm là người địa phận Kon Tum, em thầy Trần Công Thơ ở họ Tân Hương chị Khiêm vào tập tại nhà Phước Kim Châu từ năm 1922, trước khi lập nhà tập Gò Thị Bề trên đã cho ra học ở Huế 3 năm và đậu bằng tiểu học Pháp-Việt (Primaire) Tuy đến năm nay chị Khiêm mới mặc áo dòng vì còn nhỏ tuổi, Bề trên để cho học song chị là người vào nhà dòng nầy trường trong những người về địa phận Kon Tum lại trong nhà nầy mới có mình chị đậu bằng tiểu học Pháp – Việt mà thôi”.[14]
Ngoài chị Khiêm ra còn một số chị em khác thuộc địa phận Kon Tum, đặc biệt các chị dân tộc. Sau khi xây dựng xong cơ sở tại Gò Thị, đầu tháng 3/1924 [15] số chị em MTG tại Kim Châu chuyển về cơ sở mới tại Gò Thị. Vào năm 1932 nhân dịp cha Jannin đến Qui Nhơn để trình tông thư bổ nhiệm làm Giám mục Kon Tum, Ngài muốn đến Gò Thị để thăm nhà dòng, đặc biệt các chị nữ tu thuộc địa phận Kon Tum nhưng không thực hiện được vì đường giao thông khó khăn[16], trong số đó có các nữ tu Maria Mưk, chị Maria Niu và Anna Ngơ, cũng trong năm đó 2 chị trên lên phục vụ tại nhà trường Têrêxa Tân Hương [17]
Gần 80 năm phục vụ trong cánh đồng truyền giáo Kon Tum, tu viện MTG tại Kon Tum từ 1913 đến nay vẫn là chứng từ của tình yêu tận hiến cho Chúa và GH với những con người âm thầm phục vụ bằng các công việc đơn sơ, nhưng vĩ đại vì dâng cho Chúa tất cả. Hiện nay, các chị vẫn dân lên Người lời kinh nguyện, sự hy sinh trong tuổi già nua bệnh tật, và trong những giây phút cô đơn, thầm lặng, tựa như một lời thổn thức của Đ.Kitô trên thập giá: Sao Chúa lại bỏ con, Đây là một bài ca phó thác tin tưởng vào Đấng sẽ đưa con người bị đày đọa vào vinh quang Thiên Quốc.
Để chúng ta có cái nhìn đầy đủ, chúng tôi xin ghi lại bảng kê sau đây về các Bà Nhứt và số nữ tu trong giai đoạn 1913-1935 và hiện tại
4. Bảng kê
Danh sách các bà Nhứt phụ trách tại Cuénot từ (1913-1961)
NămTên các bà Nhứt
1913
Bà Kiểng
Bà Maria Sổ
Bà Truyền
1961
Bà Kỳ
Bà Lợi

 Danh sách các bà nhứt phụ trách tại Chủng Viện
Năm
Tên các bà Nhứt
1935
Anna Nghệ
Bà Phương

Danh sách các bà lên Kon Tum
Năm
Tên các bà Nhứt
Còn sống
Qua đời
Đợt ICác bà Kiêng
Qua đời
(1913)
Bà Lưu
nt
Bà Anna Nghệ
nt
Bà Lại
nt
Đợ II
Bà Sở
nt
Bà Chỉ
nt
Bà Thuận
nt
Bà Thị
nt
Bà Truyền
nt
Bà ChuỗiCòn sống

Đợt III
Bà Bông
nt
Bà Âm
nt
Bà Nguyễn Thị Sứ
21/11/91
Bà Nguyễn Thị Ngọ
1985
Bà Tâm


Danh sách các bà hiện đang sống (1991) hiện đang ở 13 Nguyễn Huệ-Kon Tum
STT
Họ và tên
Năm sinh
Quê quán
Thời gian
Từ đến
1
Nguyễn Thị Phương
1925
Điện Bàn, Q.Nam
1952
Trà Kiệu
2
Nguyễn Thị Chuỗi
1885
Vạn Đình, Bình Định
1913
Vạn Đinh
3
Bùi Thị Kéo
1920
Xuân Phương, Bình Định
1940
Xuân Phương


III-  Thời kỳ chuyển biến canh tân từ thập niên 20 (thế kỷ XX).

Chúng tôi xin trình bày một số sự kiện có tính cách chuyển biến Dòng Mến Thánh, trong đó có trình bày cụ thể thời gian chuyển biến Hội Dòng theo đường hướng của Giáo Hội và mối tương quan với các Dì Phước trong các nhà Phước Viện trước kia.
Thật vây, ngày 13/5/1924, lớp đầu tiên Tập Viện Gò Thị được đón nhận, phần đông các tập sinh là các nữ tu từ các Phước Viện (MTG cũ) trong giáo phận.[18]
    – Ngày 14/9/1926, lễ mặc tu phục cho các tập sinh.[19]
    – Ngày 19/02/1929, lễ Khấn lần đầu.[20]
    – Ngày 02/3/1929, Tòa thánh ký Sắc lệnh chuẩn y việc thành lập Dòng Mến Thánh Giá địa phận Qui Nhơn.[21]
    – Ngày 14/9/1932, Đức cha Tardieu, Giám quản Tông tòa giáo phận Qui Nhơn, ban Chỉ thị lập dòng trong giáo phận.[22]
    – Khi Hội Dòng MTG Gò Thị [23]  được thành lập, một số nữ tu của các Phước Viện trong giáo phận chuyển sang dòng MTG Gò Thị, một số lớn nữ tu còn ở lại sinh hoạt độc lập tại các Phước Viện trong giáo phận Qui Nhơn: Phú Thương và Trà Kiệu (Quảng Nam); Cù Và (Quảng Ngãi); Gia Hựu và Làng Sông (Bình Định); Mằng Lăng (Phú Yên).
    – Năm 1958, Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, Giám mục Tông tòa giáo phận Qui Nhơn và Mẹ Julien, Bề Dòng Mến Thánh Giá Gò Thị, hợp nhất 06 Phước Viện kể trên dưới sự điều hành của Bề trên Dòng Mến Thánh Giá Gò Thị. Trong cuộc hợp nhất nầy, đợt đầu tiên, vào ngày 28/02/1959, có 25 nữ tu và đợt thứ hai, ngày 28/8/1959, 15 nữ tu thuộc 06 Phước Viện được nhận vào nhà tập Mến Thánh Giá Gò Thị.[24] 

IV- Dòng MTG Gò Thị – Qui Nhơn (1932-1940)
Ngày 11/01/1932 giáo phận Kon Tum được khai sinh tự lòng giáo phận Mẹ: Qui Nhơn. Tu viện MTG Gò Thị trước cũng như sau này canh tân luôn hướng lòng về vùng đất truyền giáo cho người dân tộc. Hơn nữa, nhiều nữ tu của Dòng lại là những ái nữ của tân giáo phận, được các nữ tu MTG đã gieo từ trước, nay trỗ bông đơm trái. Do đó, vào mùa xuân 1932, bà Maria de Lorette, Mẹ Cả của Tu viện đã đưa những nữ tu MTG Quy Nhơn một lần nữa lên Kon Tum với năng lực mới, với hướng đi mới.
     A. Thời kỳ thành lập và xây dựng (1932-1935)
1. Điểm hoạt động
Trường Têrêxa giáo xứ Tân Hương, một trong những giáo xứ kỳ cựu nhất của giáo phận Kontum. Vào đầu năm 1932 một ngôi trường nằm trong một khu vườn cây ăn trái rộng rãi, mát mẻ, diện tích trên một mẫu tây nằm sát cạnh khuôn viên nhà thờ và nhà xứ được giao cho tu viện MTG Gò Thị đảm trách.
2. Những tông đồ đầu tiên
Trước nhu cầu cấp bách, lớn lao của giáo xứ Tân Hương cũng như toàn vùng, Hội Dòng đã gởi đến đây cùng một lúc 5 nữ tu tông đồ nhiệt tâm hăng lái: bà nhất Claire (Anna Lê Thị Đời, tạ thế ngày 15/04/1940) với sự cộng tác của bà Elisabet (Clara Ngô Thị Thành, hiện sống tại nhà Mẹ Quy Nhơn), đặc biệt để phục vụ tích cực và hữu hiệu, Hội dòng gởi hai chị nữ tu người dân tộc phụ lực trong nhóm tông đồ đầu tiên, đó là chị Véronique (Maria Mưk đã tạ thế 30/03/1962), chị Ursule (Maria Nui, tạ thế 20/03/1949) và sau nầy thêm chị Anne (Anna Ngơ hiện sống tại Gò Thị).
Năm 1933, bà Isabet (Maria Nguyễn Thị Đại, tạ thế 23/11/1947) được cử lên thay cho bà Claire, đồng thời nhà dòng gởi thêm chị Cécile (Agnès Nguyễn Thị Thoạt) để bổ sung cho cộng đoàn.
Năm 1934, Bà Elisabeth bị sốt rét phải về Kim Châu, bà Isabel cũng trở về nhà mẹ, bà Claire trở lại Tân Hương để đảm trách cộng đoàn. Cũng năm đó, bà Rose (Elisabeth Nguyễn Thị Thủy đang sống Gò Thị) được sai đến Kon Tum để dạy lớp nhất tại trường Têrêxa. Dẫu thế số nữ tu đầu tiên nầy không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng.
3. Những sinh hoạt chính yếu
Hoạt động của MTG đa dạng vừa phụ trách trường, vừa phụ giúp cha sở trong giáo xứ.
1/ Hoạt động học đường
Niên khóa đầu tiên (1932-1933) của trường Têrêxa thật vất vả trường hoàn toàn miễn phí có kinh lẫn người dân tộc. Nhờ 3 nữ tu Bahnar việc dạy học có kết quả phần nào. Chẳng những dạy văn hóa mà các chị còn chăm sóc đời sống tinh thần, đạo đức và giáo lý cho các em.
Ngoài ra, các nữ tu cũng mở nhà nội trú tại đây, phần lớn là người dân tộc với tình thương và nhiệt tình của các nữ tu đã biến nội trú thành một gia đình vui tười đầm ấm.
Qua môi trường học đường, các nữ tu MTG đã thực hiện lý tưởng tông đồ các cụ thể bằng cách cổ võ thiên triệu linh mục và tu sĩ kinh cũng như người dân tộc. Các chị dân tộc có chị Augustine (Maria Têrêxa Kyinh Ngọc, nhập tu ngày 17/08/1932, tạ thế 18/04/1940) và chị Padentinne (Marguer te Maria kéo nhập tu 17/08/1932, khấn trọn 22/03/1952, tạ thế 30/03/1972).
2/ Hoạt động giáo xứ
Các chị dạy giáo lý cho dự tòng, lớp giáo lý xưng tội rước lễ, phụ trách ca đoàn, phục vụ nhà thờ, thăm bệnh nhân…
Nhìn chung, những năn xây dựng đầu tiên của cộng đoàn MTG Gò Thị tại Tân Hương đã mang lại nhiều thành quả vững chắc, đặt nền tảng và tạo đà tiến cho cho những năm kế tiếp.
   B. Thời kỳ phát triển (1935-1940)
Sau 4 năm xây dựng, cộng đoàn MTG Gò Thị tại Tân Hương bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
1. Nhân sự
Bà Nhất Calaire lên nữa ngã bệnh về nhà Mẹ điều trị, bà Rose lên thay và năm 1935. Năm 1936 chị Cécile từ giã thiệm sở, Hội dòng cử thêm 3 chị đến bổ sung: Chị Odile (Matta Nguyễn Thị Truất), chị Hélene (Maria Nguyễn Thị Nhi) và chị Candile (Maria Trần Thị Thơm) sáu chị em và bà Nhất Rose phải tận lực làm mới hết việc.
Năm 1938, chị Odile lâm bệnh về nàh Mẹ tỉnh dưỡng, chị Marie (Maria Dương Thị Thuận) và chị Angélique (Maria Lê Thị Tuyền) đến giúp cộng đoàn. Cộng đoàn nữ tu có 7 nữ tu hăng say hoạt động đến năm 1939-1940.
2. Hoạt động
     1/. Hoạt động học đường
Số học sinh ngày càng gia tăng từ 200 đến 250 rồi 300 em. Cha Alberty phải xây dựng thêm trường sở để đáp ứng nhu cầu. Riêng các nữ tu dân tộc giúp học sinh người dân tộc học tập và những khóa thị yếu lược có kết quả mỹ mãn. Sau khi thi đậu, các em dân tộc thường được gởi đến trường Giuse do các nữ tu Vincent phụ trách, chuẩn bị cho các em dâng mình cho Chúa và phục vụ cho địa phận trong tu viện Ảnh Phép Lạ sau nầy.
     2/. Dạy nghề
Ngoài việc trao dồi văn hóa, các nữ tu còn mỡ những lớp dạy nghề cho các em học sinh, nhất là cho các em nội trú, đặc biệt nâng cao mức sống cho các bà mẹ dân tộc tương lai. Sau khi bà Elisabeth ra đi, chị Ursule tiếp tục mở thêm nhiều lớn khác có tính cách nâng cao mặt xã hội cho các em dân tộc.
    3/. Tông đồ giáo xứ
Các chị tiếp tục sứ mệnh chuyên biệt của mình: Dạy giáo lý, phụ trách ca đoàn, dạy dự tòng, trông coi thánh đường, đi thăm viếng gia đình, bệnh nhân, công tác bác ái, thánh hóa đời sống bằng lao động và cầu nguyện.
 3. Thời kỳ ngưng hoạt động (1940-1963)
Trong niên khóa 1939-1940 nhiệm sử tại Tân Hương được giao lại cho cha sở họ Tân Hương. Các chị Vincent Bác ái tứ họ Phương Nghĩa đến giúp dạy văn hóa, sau đó họ trở về lại nhà dòng tại Phương Nghĩa. Từ đó đến 1963, MTG Gò Thị vắng bóng tại địa phận Kon Tum.

V. Giai đoạn 1963-2013 

Sau hơn 20 năm vắng bóng tại Tân Hương, năm 1963, một số nữ tu MTG Gò Thị có cơ hội lại lên giáo phận Kon Tum tiếp tục hoạt động tại địa bàn Pleiku vào năm 1963
 1/- Cơ sở Pleiku 44 Hùng Vương Thị xã PleiKu
a/ Lý do thành lập:
Vì nhu cầu cấp thiết, giáo phận Qui Nhơn lại yêu cầu tu viện TGM Gò Thị gởi người lên vùng Tây nguyên Pleiku trông nom 1 số cơ sở canh tác cho giáo phận.
b/ Nhân sự:
Đầu tiên, trách nhiệm nặng nề tại cơ sở Pleiku I đượng trao cho bà Emma Kính (Anna Nguyễn Thị Kính) và chị Được (thuộc nhà phướng cũ Phú Thượng). Đến năm 1967, bà Rufina Hậu (Maria Hậu) lên thay cho chị Được và có thêm Dì Linh phụ giúp.
Cũng năm đó, theo lời yêu cầu cùa cha Thomas Lê Thành Ánh, chánh xứ Họ Hiến Đạo Mẹ Julienne cho 2 chị Clothide (Agès Trần Thị Lương) và chị Gemma (Maria Nguyễn Thị Bông) lên sống tại pleiku I dạy học tại trường Văn Đức thuộc giáo xứ Hiếu Đạo.
Năm 1971-1972, nhiệm sở trường tiểu học Văn Đức chính thức trở thành công đoàn tự lập.
Ngoài công tác lao động, công đoàn MTG Pleiku I vẫn quan tâm các công tác tông đồ. Riêng năm 1973 cộng đoàn Pleiku I mở được một nhà nội trú đường mẫu giáo.
2/  Cơ sở Pleiku II: 281 Hai Bà Trưng, Pleiku
Trong ý hướng truyền giáo vùng dân tộc, năm 1971. Hội dòng quyết định mở một trung tâm đào tạo ơn thiên triệu tu sĩ tại giáo phận KT.
Vì thiếu nhân sự, bà nhất Kính đang trông nôm cơ sở Pleiku I, kiêm nhiệm Pleiku II. Để thực hiện ước muốn của Hội Dòng, Bà Emma Kính đã cho mở ngay tại đây 3 lớp mẫu giáo và nhờ các chị đang phục vụ tại Hiếu đạo đến dạy giúp. Trường trở thành chi nhánh của trường Văn Đức và quy tụ trên 100 em học sinh.
3/ Với biến cố 1975 Hội dòng đặt hướng đi cho toàn Dòng, phù hợp với GH trong thế giới ngày nay.
a/ Vì không thể đào tạo nhân sự tại Pleiku II, nên Hội dòng chuyển chương trình huấn luyện về cơ sở Pleiku I. Vì thế, Hội dòng tăng cường số nữ tu phục vụ tại đây lên 8 nữ tu, để giúp đỡ cho 20 học sinh.
b/ Hoạt động:
Để thích ứng với hướng đi mới trong một xã hội để cao con ngườn và giá trị lao động, cộng đoàn Pleiku I đã can đảm bước vào đời sống lao động, vốn là ý hướng đầu tiên của Dòng MTG tiên khởi, cũng như phục vụ tích cực, cộng tác với các giáo xứ tại các thị xã Pleiku.
Riêng cơ sở Pleiku II, bà nhất Scolastique và bà Paula vẫn tiếp tục bổn phận và đời sống cầu nguyện, lao động, hy sinh đi thăm viếng bệnh nhân, người già cả.
Với niềm tin yêu mãnh liệt, các nữ tu MTG Gò Thị hiện nay tại Pleiku: Bà Nhất Emma, bà Léontine (Martha Lê Thị Truyền), chị Maria Lê Thị Huê…, dù trong bất cứ trạng huống nào cũng luôn vui sống bà hết mình phục vụ Chúa và GH trong tinh thần linh đạo của Hội dòng MTG.
4/ Tu viện MTG cũ tại Kon Tum cũng như MTG Gò Thị (Qui nhơn) vẫn luôn sẵn sàng sống thân phận Thập giá Chúa Kitô và thực thi truyền giáo theo tinh thần của vị Giám mục sáng lập, những bước chân truyền giáo của Ngài. Các Nữ tu Mến Thánh Giá đang hiện diện, phục vụ đa dạng cho bệnh nhân, hướng dẫn đời sống nhân bản, giúp việc học vấn, mục vụ trong giáo xứ kinh cũng như anh em người dân tộc và gặt hái rất nhiều thành quả.
5/ Kỷ niệm 100 năm hiện diện và đóng góp công sức, lời cầu nguyện của chị em nữ tu Dòng Mến Thánh Giá trên vùng truyền giáo Kontum (1913 – 2013).
Khi Đức Giám mục giáo phận Qui-nhơn hợp nhất [25] các Dì Phước trong các Phước Viện với Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Thị rất có thể để một ranh giới tương đối nào đó còn chưa rõ nét đối vớiNhà phước Trường Cuénot (Kontum)[26].Theo Dì Nguyễn Thị Phương  cho biết có lần Đức Giám mục giáo phận Kontum gợi ý đề nghị  Dì theo qui chế hưu, nhưng  Dì xin ở lại Kontum. Cách đây một hai năm Mẹ Bề Trên Hội Dòng MTG Qui-nhơn cũng đã đề nghị [27] Dì về hưu dưỡng tại Nhà Mẹ của Hội Dòng như đã thống nhất vào thời kỳ các Giám mục Qui Nhơn trước kia, nhưng Dì Phương cũng đã xin ở lại Kontum và theo lối sông tu trì từ trước đến nay như đã quen.[28]

       Hình ảnh của các Dì phước đầu tiên tại giáo phận Kontum cũng như thời gian suốt 100 năm  (1913 -2013)  của Dòng trong cầu nguyện, trong khổ hạnh âm thầm hy sinh vượt thắng mọi thử thách, như lời kêu mời mọi chị em MTG hồi tường lại CỘI NGUỒN của mình. Mừng 100 năm (1913 – 2013) quí Hội Dòng Mến Thánh Giá đã hiện diện và phục vụ tại giáo phận không biết mỏi mệt.
 XIN TẠ ƠN CHÚA, XIN CẢM ƠN HỘI DÒNG.
Kontum năm 2013
Lm Nguyễn hoàng Sơn




[1] Hiến chương Dòng MTG, xí nghiệp in Tổng hợp, Liksin, TP. Hồ Chí Minh 1990 trang 3.
[2] Lịch sử Dòng MTG chợ quán, Sài Gòn 1970 trang 15.
[3] Lịch sử Dòng MTG chợ quán, Sài Gòn 1970 trang 15.
[4] Lịch sử Dòng MTG chợ quán, Sài Gòn 1970 trang 16.
Xin xem thêm: Memoires Pour Servir à L’histoire Ecclesiastiques de la Mission de Cochinchine pour M.Vachet, A.M.E.Vol 729 trang 134
Xem thêm: Cha Vachet viết cho Bề trên chủng viện ME. A.M.E.Vol 734 trang 258, ngày 20Oct.1672
[5] Xin xem: Adrien Launay, “Histoire de la Mission do Cochinchine 1658-1823 trong Documents histoirique I 1658-1728. Paris 1929 trang 166-167 Trong đề mục L Essaie d’Evangeliszation des sauvages projets et travaux de M. De Courtaulin.
    Địa danh của vùng đất phía tây Đông Đàng Trong (Trung Châu) nằm trong dãyTrường sơn được gọi nhiều tên khác nhau qua từng giai đoạn xã hội chính trị : Vùng Thượng, Cao Nguyên, Tây Nguyên, Bắc Tây Nguyên  … Nhưng chúng có những địa giới khác nhau và dễ bị nhầm lẫn khi xử dụng từ ngữ những địa danh này.
[6] Adrien Launay “Histoire de la mission de Cochinchine 1658-1823 id trang 167
[7] JEAN THIÉBAUD, Thánh Giám Mục Thể  1802-1861, (bản dịch), Paris 1988, trang 100.
        Xin xem thêm: Trích trong tập tài liệu “Giáo phận Qui nhơn. Hành Hương – Thăm viếng. Qui nhơn  Lễ các Thánh 2012 », (lưu hành nội bộ), trang 63.
         Thư của Đức Giám mục Cuénot Thể gởi cho em gái Ngài vào năm 1851có nhắc tới việc Ngài gởi một số Dì Phước (thuộc Dòng Mến Thánh Giá Đông Đàng Trong) lên phục vụ cho miền thượng cũng chưa xác định được nơi chốn chính xác các Dì đến phục vụ. Mặt khác, trong các tài liệu như “Les sauvages Bahnars” (Dân Làng Hồ) của cha Dourisboure Ân, “Mở Đạo Kontum” của cha Thiệt và cha Ban (năm 1933) cũng như những báo cáo của các Thừa sai tại đang phục vụ tại Vùng Truyền giáo Tây Nguyên cho người dân tộc không đề cập sự hiện diện  của các Dì Phước Mến Thánh Giá trong giai đoạn đầu truyền giáo tại vùng này. Mãi đến năm 1913, mới có tài liệu đề cập đến sự hiện diện các Dì Phước tại vùng  truyền giáo cho người thượng (vùng Kontum)
[8] Launay “histoire de la Mission de Tonkin I” trang 102-124
(Tam bách chu niên từ khi lập dòng MTT, Sài gòn 1970 trang 20)
[9] Adrien Launay “Histoire de la Mission de Cochinchine 1658-1823″ id, tr.98
[10] Nội quy dòng chị em MTG Qui Nhơn 1975 tr.6
[11] Tên của các bà:” Bà Kiêng, bà Nghề, bà Lại, bà Lưu
[12] Theo văn mạch bà ở đây chỉ bà nhứt mới là Anna Nghệ, xem Id trang 249
[13] Xem sách “Chức dịch thơ tín địa phận Kon Tum số 21 tháng 01/1935 trang 249
[14] Xem sách “Chức dịch thơ tín, Id trang 345 bị chú trang sách nầy có ghi 2 lần trang 345 phần trích vừa rồi trang 345 sau)
[15] Xem “Kim Khánh 1929-1979, Dòng MTG Gò Thị Qui Nhơn” trang 39
[16] Xem Lễ Phong Giám mục của Đức Cha Jannin ngày 23-Juin 1933 tr.17
[17] Xem tài liệu về dòng “50năm ngày công đoàn MTG Qui Nhơn tại giáo phận Kon Tum 1932-1982” (lưu tại nhà Mẹ Qui Nhơn)
[18] – Kim Khánh Mến Thánh Giá Gò Thị – Qui Nhơn 1929-1979, trang 42. 
   – 333 năm thành lập MTG – 75 năm cải tổ Hội Dòng MTG Qui Nhơn, trang 42.
[19] Mémorial Qui Nhơn  Sept. 1926, p.42.
[20] Mémorial Qui Nhơn Fev. – Mars 1929, p. 15-16.
[21] Nội qui Viện tu MTG địa phận Qui Nhơn, 1956, trang 9.
[22] Nội qui…,trang 11-13.
[23] Tên gọi đầu tiên của Hội Dòng MTG được canh tân là Dòng Mến Thánh Giá Gò Thị ( Nhà Mẹ tại Gò Thị). Năm 1965, Nhà Mẹ Gò Thị dời về Qui Nhơn và được gọi là Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn cho đến ngày nay.      (X. Bản Thông tin địa phận Qui Nhơn số 49, Th.9/1966 tr.25).
[24] – Bản thông tin địa phận Qui Nhơn, số 9, trang 31.
  – Kim Khánh Mến Thánh Giá Gò Thị – Qui Nhơn 1929-1979, trang 70. 
[25]  Năm 1958, Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, Giám mục Tông tòa giáo phận Qui Nhơn và Mẹ Julien, Bề Dòng Mến Thánh Giá Gò Thị, hợp nhất 06 Phước Viện kể trên dưới sự điều hành của Bề trên Dòng Mến Thánh Giá Gò Thị. Trong cuộc hợp nhất nầy, đợt đầu tiên, vào ngày 28/02/1959, có 25 nữ tu và đợt thứ hai, ngày 28/8/1959, 15 nữ tu thuộc 06 Phước Viện được nhận vào nhà tập Mến Thánh Giá Gò Thị.
[26] Thường gọi như vậy.
[27]  Vào ngày 21.10.2013 Dì Phương đã cho linh mục viết bài này biết ý định xin ở lại Kontum của Dì.
[28]   Chúng tôi đã trao đổi với Dì Phương về vấn đề này vào ngày  21.10.2013 tại nơi Dì đang ở (Nhà Thờ Kontum). Như vậy Dì theo thể cách nếp tu chưa cải tổ và mặc nhiên cách nào đó vẫn là thành viên của Hội Dòng Mến Thánh Qui-Nhơn .