CN
trong tuần bát nhật Giáng Sinh. Ngày 28.12.2014 . Lễ Thánh Gia Thất
St 15,1-6. 21,1-3; Dt 11,8.11-12.17-19; Lc 2,
22-40
TỔ ẤM GIA ĐÌNH
Bài suy niệm
Cứ
sự thường ai trong chúng ta cũng đều sinh ra trong một gia đình, từ chiếc nôi
êm ấm của gia đình đã xuất hiện biết bao danh nhân thế giới. Gia đình đóng vai trò then chốt trong việc
trồng người, kinh nghiệm của biết bao vĩ nhân cho thấy sự thành công của cá
nhân hệ tại những năm tháng lớn lên trong gia đình. Ngay cả con Thiên Chúa xuống thế làm người cũng
đã kinh qua chiếc nôi thân thương bình dị này.
Gia đình Nadarét, một gia đình gương mẫu cho tất cả mọi gia đình nhân
lọai. Gia đình này có mối liên hệ mật thiết
với Thiên Chúa, từ người cha pháp lý là thánh Giuse công chính biết lắng nghe, đón
nhận ý Thiên Chúa qua giấc chiêm bao rồi đem ra thực hành, đến người mẹ đồng
trinh Maria minh nhiên tuyên xưng lòng tùng phục thánh ý Thiên Chúa qua câu trả
lời kinh điển: “Này tôi là tôi tớ của
Thiên Chúa. Xin hãy thành sự nơi tôi như
lời thiên thần truyền”; và Người con tuyệt vời là Đức Giêsu lấy ý Thiên
Chúa làm của nuôi thân: “Lương thực của
tôi là làm theo ý muốn của Cha tôi”.
Gia đình nầy đã trình diện Thiên Chúa trong ngày thanh tẩy theo luật
Môsê dạy: “Bà Maria và ông Giuse đem Con
lên Giêrusalem, để tiến dâng cho Thiên Chúa” (x. Bài Tin Mừng. Lc 2,22-40).
Chương
trình cứu độ được thực hiện qua gia đình.
Phụng vụ hôm nay trình bày cho chúng ta hai đôi vợ chồng ngọai
thường. Đôi thứ nhất được sách Sáng thế
nói đến sống trước kỷ nguyên Thiên Chúa giáng sinh 2.000 năm: ông Ápraham và bà
Xara, hai ông bà già nua ngòai tuổi sinh nở, được Chúa hứa ban dòng dõi: “Hãy ngước mắt lên trời, và thử đếm các vì
sao, xem có đếm nổi không … Dòng dõi ngươi sẽ như thế đó! Ông tin Đức Chúa và vì thế, Đức Chúa kể ông
là người công chính” (Bài Đọc 1. St 15,1-6;21,1-3). Người công chính là người sống phù hợp với ý
Thiên Chúa. Tuổi đã cao mà vẫn chưa có
con nối dõi tông đường, ông Apraham âu lo và cứ tưởng người ngòai dòng tộc sẽ
kế nghiệp ông. Ý của Đức Chúa khác với
dự tính của ông. Ông bước đi trong tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa. Và cuối cùng Ixaác con ông chào đời nối dòng
cho ông. Lời hứa của Thiên Chúa đã được
thực hiện.
Đôi
thứ hai, ông Giuse và bà Maria, còn rất trẻ, ở tuổi mười tám. Do lời hứa và quyền năng của Thiên Chúa,
người mẹ thụ thai trước khi hai người về chung sống, họ chờ đợi người con chào
đời là Đức Giêsu. Và theo luật dạy, hai
ông bà dâng con cho Thiên Chúa trong đền thờ và làm lễ tẩy uế 40 ngày sau khi sinh
nở, như vậy sự kiện xảy ra 2.000 năm sau tổ phụ Ápraham, trong đền thờ Giêrusalem
cụ già Simêôn chờ đợi Đức Giêsu, được
cha mẹ bồng ẳm tới dâng cho Thiên Chúa, được Thánh thần soi sáng, ông đã ẳm lấy
đưa bé để mặc khải cho mọi người biết, đứa trẻ nầy đến để thực hiện lời hứa từ
ngàn xưa, để thực hiện công trình cứu chuộc được chuẩn bị cho tòan thể nhân
lọai: “Vì chính mắt tôi nhìn thấy ơn cứu
độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngọai, là
vinh quang của Ítraen Dân Ngài” (c. 32).
Ông còn nói về khủng hỏang mà gia đình sẽ gặp phải, Hài Nhi sẽ là duyên
cớ gây vấp phạm cho Dân Ítraen và tâm hồn người mẹ sẽ bị gươm đâm thâu.
Ở
trần gian hầu như gia đình nào cũng gặp những khủng hỏang. Gia đình của Ápraham bị đòi hỏi sát tế con
trai duy nhất dâng cho Thiên Chúa. Gia đình Thánh Gia thì quá nhiều thăng trầm
để nói từ sinh trong chuồng bò chết đến chết trên thập giá. Cuộc đời lao đao lận đận! Qua những biến cố thăng trầm đó Thiên Chúa hướng
dẫn lịch sử và thực hiện ơn cứu độ.
Nhưng điều đáng suy niệm về hai gia đình này là bậc làm cha mẹ, đã hòan
tòan sống theo ý Thiên Chúa, giáo dục con cái theo đức tin truyền thống.
Đừng
tưởng rằng gia đình thánh gia luôn an lành, đi con đường bằng phẳng. Không ! Gia đình thánh gia cũng như bao nhiêu
gia đình khác, gặp nhiều khủng hoảng : - khúc mắc ban đầu lúc chưa cưới - chưa ổ
định thì lên đường thi hành lệnh kiểm tra dân số - cùng cực lúc sinh con nơi
chuồng trại súc vật - hành trình di tản sang
Ai-cập trốn tránh bạo chúa Hê-rô-đê - rồi
hồi hương về Nadarét - lạc mất con trong
đền thờ. Khủng hoảng nặng nề nhất có lẽ
là lánh nạn sang Ai-cập, ngày nay người hành hương đất thánh được chiêm ngắm sự
tích đó nơi “Hang Sữa”, ở đó có bức họa Đức Mẹ vén áo cho Chúa Giê-su bú trước
khi đi tỵ nạn, có lẽ muốn giữ sự công hạnh bước ảnh nầy ít được xuất hiện. Gia đình là tổ ấm, nhưng lắm khi còn là tổ
lo, miễn sao trong mọi hoàn cảnh thánh ý Chúa được thể hiện.
Lạy Thánh Gia Thất, xin cho gia đình con
biết luôn lắng nghe và sống theo ý muốn của Thiên Chúa theo gương sámg của thánh
gia. Amen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét