Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

GIÁO XỨ KON JƠDREH



Giáo xứ KON JƠDREH. Vào 6g30 sáng ngày Chúa nhật 18.8.2019 ĐGM Aloxio Nguyễn Hùng Vị ban phép Thêm sức cho 178 em và 157 em Rước lễ lần đầu. Giáo xứ sắc tộc BAHNAR kỳ cựu trong Giáo Phận KONTUM.
(Tin và Ảnh: Lm Simon Phan Văn Bình, 83 tuổi. 
Địa chỉ: Tòa Giám Mục Kontum)

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 14 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: mọi người đang đứng và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 10 người, đám đông và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng, đám đông, trẻ em và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang đứng, đám đông và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, đám đông và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 8 người, mọi người đang đứng và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, đám đông và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 7 người, mọi người đang ngồi và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang khiêu vũ và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 11 người, mọi người đang cười, đám đông

Trong hình ảnh có thể có: 10 người, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi

Trong hình ảnh có thể có: 30 người, mọi người đang đứng và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 26 người, mọi người đang đứng, giày và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 13 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng, trẻ em và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 36 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và giày

Trong hình ảnh có thể có: 13 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng

Trong hình ảnh có thể có: 8 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, đám đông và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 6 người, mọi người đang đứng, giày, đám đông và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng, giày và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 7 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang cười

Trong hình ảnh có thể có: trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang đứng, cây, giày và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi, cây, bàn, thực vật và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, cây, thực vật, ngoài trời và thiên nhiên

Trong hình ảnh có thể có: 11 người, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, ngoài trời

(Tin và Ảnh: Lm Simon Phan Văn Bình, 83 tuổi. 
Địa chỉ: Tòa Giám Mục Kontum)

LINH MC NGUYN NGC QUYN - CHÁNH X KON JƠ DREH GIÁO PHN KON TUM VI CÔNG TÁC XÃ HI VÀ HƯỚNG DN GIÁO DÂN TRNG CAO SU Đ THOÁT NGHÈO


Hà Xuân Nguyên

           Giáo xứ Kon Jơ Dreh thuộc giáo phận Công giáo Kon Tum nằm trên quốc lộ 24 đi Quảng Ngãi, hiện có 10 họ đạo trực thuộc, trong đó có 09 họ đạo đồng bào dân tộc thiểu số người Bana, 01 họ đạo người kinh, tổng tín đồ khoảng 4.500 người.
Những năm trước đây cuộc sống người dân Kon Jơ Dreh vẫn “bình bình” trôi qua, trong làng không có hộ bần cùng và cũng không có hộ khá giả vượt trội. Đặc biệt, từ năm 2005 trở lại đây khi Toà Giám mục Kon Tum cử Linh mục Nguyễn Ngọc Quyền về phụ trách, ông đã làm cho mảnh đất này hồi sinh, từ một vùng khó khăn, hoang hoá, cỏ dại mọc đầy... nay nhường chỗ cho gần 200 ha cao su tươi tốt, quan trọng hơn là từ chỗ người dân còn “dị ứng” với tư duy phát triển kinh tế nay thì chủ động tự giác... và phong trào trồng cao su tại đây ngày càng phát triển, được giáo dân nhiệt tình hưởng ứng.
Hôm chúng tôi đến thăm muốn tìm hiểu về “kinh nghiệm vận động giáo dân làm kinh tế” thì được Linh mục Nguyễn Ngọc Quyền tâm sự, cái chính là làm sao giúp người dân tự thay đổi tư duy, nhận thức (theo cách nói hiện nay là “cho cần câu chứ không cho con cá”), do vậy đòi hỏi ở người “thủ lĩnh” ngoài cái tâm, cái tầm còn phải “khéo” trong cách tiếp cận, nhất là khi tiếp xúc với bà con tuyệt đối không thể hiện tư tưởng ban ơn, bố thí mà phải làm sao cho họ “ưng cái bụng”, làm sao từ chỗ người dân không tin thì phải làm cho họ thấy, họ biết, họ tin rồi họ tự giác thực hiện... Như để chứng minh, Linh mục Quyền cho rằng bản thân ông về Kon Jơ Dreh gần 5 năm, tuy là cha xứ nhưng trong quan hệ giao tiếp với giáo dân vẫn “có cái gì đó” chưa hoà đồng - bởi cha xứ vẫn là con Yoang(1), nên không phải bất cứ điều gì nói ra đều được người dân hưởng ứng ngay. Về vấn đề kinh tế, ông cũng thừa nhận mình không am hiểu sâu, nhưng được cọ xát, trưởng thành từ thực tiễn và cũng phải “đóng học phí” mới có được thành công bước đầu hôm nay. Vì khi mới về giáo xứ, ông đã bỏ vốn mua các loại giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đang được ưa chuộng trên thị trường (như sầu riêng, măng cụt, tre...) về trồng thử nghiệm tại khuôn viên nhà thờ và tổ chức chăn nuôi bò với tâm niệm xem đó như cứu cánh thoát nghèo cho giáo dân, cuối cùng “dự án” bị phá sản.
Năm 2007, khi mủ cao su lên giá, Linh mục Nguyễn Ngọc Quyền dành nhiều thời gian đi tham quan, tìm hiểu thực tế. Thông qua bạn bè, người thân, ông được giới thiệu đến liên hệ với Bộ Môn giống của Viện Nghiên cứu Cao su thuộc Tổng Công ty Cao su Việt Nam đóng tại tỉnh Bình Dương nhờ tư vấn kỹ thuật. Tại đây, ông được các chuyên gia khuyên nên trồng đại trà giống RRIV4 và PB260, sau 6 năm có thu hoạch, vì loại này thích hợp với thổ nhưỡng Tây nguyên và Đông Nam bộ. Tin vậy, ông quyết định đưa cây cao su về Kon Jơ Dreh.

Để có sự đồng thuận, ông đem chuyện này trao đổi với các thành viên trong Ban Chức việc, đề nghị họ ủng hộ để nhà thờ trồng cao su thí điểm trên mảnh đất không sản xuất, diện tích ban đầu khoảng 2 ha. Song thực tế, lúc này cũng hình thành nhiều quan điểm khác nhau, có gia đình ủng hộ, có gia đình tỏ ra nghi ngờ hiệu quả việc trồng cao su…, nhưng ông vẫn kiên quyết đề nghị mỗi làng đều phải huy động lực lượng tham gia, nếu không thành công thì số vốn bỏ ra do mình ông chịu, nếu thành công đó là tài sản giáo xứ. Tháng 6-2007, khi làm thí điểm, ngoài công việc mục vụ ông luôn có mặt tại hiện trường để vừa hướng dẫn bà con san ủi đất, giăng dây đào hố, trồng cây đúng yêu cầu, vừa tham gia lao động. Về sau, khi cây lớn lên cần phải dẫy cỏ, bón phân, bảo vệ… đều được ông nhờ kỹ thuật viên hướng dẫn giáo dân thực hành ngay tại chỗ để cho họ thấy, biết, nhớ lâu hơn rồi áp dụng.
Qua hơn 01 năm, cây cao su mọc nhanh, trông rất bắt mắt. Thấy vậy, nhiều gia đình tự nguyện tìm đến cha xứ đăng ký cây giống. Đối với ông, đây là lần đầu tiên thấy vui khi “dự án” được chấp nhận, song để thực hiện đại trà ông phải đặt ra quy định: Đất trồng cao su do mỗi hộ tự cân đối, điều chỉnh, tự đào hố theo kỹ thuật, sau đó đếm hố để đăng ký số lượng cây giống. Cây giống để cá nhân ông đứng ra cung cấp. Ai đăng ký phải nộp trước 50 % vốn và bắt buộc phải tuân theo theo hướng dẫn của các kỹ thuật viên. Theo ông, quy định này nhằm thu hồi lại một phần vốn để ông có điều kiện lo việc khác trong giáo xứ quan trọng hơn (vì ông mượn của bố mẹ 2.000 USD để làm vốn mua cây cao su cho giáo xứ), nhưng cái chính là tăng trách nhiệm, ý thức của người dân đối với công sức, tiền quả họ bỏ ra. Trường hợp những gia đình nào có quyết tâm, có đất nhưng không có tiền thì ông có giải pháp riêng bằng cách cho “mượn cây giống”. Với phong trào này, cuối năm 2008, toàn giáo xứ Kon Jơ Dreh trồng được 56.000 cây cao su, riêng trong năm 2009 ông đã vận động trồng đợt 01 được 36.000 cây và đang lấy giống cho đợt 02 là 16.000 cây nữa. Toàn giáo xứ hiện có 88.000 cây cao su (mỗi ha trồng từ 525 đến 550 cây), bình quân mỗi gia đình có từ 01 đến 03 ha, nhiều nhất là có gia đình trồng 2.000 cây (khoảng trên 3 ha) và ít nhất là khoảng 8 sào. Số cao su này đang được người dân thay phiên nhau chăm sóc cẩn thận không để trâu, bò vào phá.
Khi trao đổi với chúng tôi, nhiều bà con giáo dân tâm sự, người Bana cư trú tại đây đã lâu, quen làm lúa rẫy, lúa nước; trước đây cuộc sống khốn khó, quanh năm gắn chặt với đói nghèo, đau ốm không thuốc chữa bệnh, nhưng từ ngày được cán bộ hướng dẫn làm ăn, bà con từ chỗ định cư không ổn định đến ổn định, từ nhiều khó khăn đến ít khó khăn; ngoài ra, chính quyền còn quan tâm đến cuộc sống tinh thần người dân, tạo điều kiện cho giáo xứ xây dựng, sửa chữa lại nhà thờ, cho linh mục đến phụ trách…. Còn Linh mục Nguyễn Ngọc Quyền cho rằng, hiện tại không phải 100 % số hộ dân đều làm cao su, mà chỉ tập trung đông nhất tại 4/9 xứ đó là Kon Drei, Kon Kơ Pắt, Kon Hring Nao, Kon Rơ Lơng, các nơi khác còn lại do ít đất, đất không tốt, không tập trung và có một bộ phận “tư tưởng chưa thông” nên chưa đăng ký, thậm chí ngay tại làng Kon Jơ Dreh - trung tâm giáo xứ mà chỉ có 2 hộ trồng đăng ký cao su. Ông đang có nguyện vọng:
Một là, tiếp tục vận động bà con dành quỹ đất hợp lý, hoán đổi đất cho nhau trồng cao su sao cho tiện chăm sóc, phù hợp với cự ly đi lại, nơi cư trú từng gia đình, mục tiêu phải đạt nhiều hơn nữa. Theo ông, việc người dân trồng cao su cũng không ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, vì phần lớn đất này là bỏ hoang, còn thời gian thực hiện là tận dụng lúc không cấn vào vụ mùa. Nếu trồng được diện tích lớn thì bằng quan hệ cá nhân, ông dự tính mời các doanh nghiệp đến tham quan, khảo sát đặt nhà máy sơ chế mủ tại Kon Jơ Dreh nhằm góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người dân và đề phòng những hạn chế, rủi ro bên ngoài tác động hoặc bị ép giá, tránh thiệt thòi cho người dân…
Hai là, tiếp tục vận động giáo dân đào giếng nước. Hình thức thực hiện là các hộ sống gần nhau tự tìm địa điểm, góp công thực hiện và phải đào giếng trong mùa khô ít nhất có 2 mét nước. Khi có nước thì ông sẽ cho người đến đổ bộng, xây thành, làm nắp bảo vệ, xây bể chứa rồi mua máy bơm để cho dân bơm nước vào bể sử dụng vừa đảm bảo vệ sinh, hiệu quả và tiết kiệm. Hiện nay, toàn giáo xứ đã làm được 12 giếng và đang triển khai trong thời gian tới….
Được nghe và tận mắt thấy những gì Linh mục Nguyễn Ngọc Quyền và bà con giáo dân đang làm trong tôi thoáng lên sự hy vọng, khâm phục, tin tưởng. Vì công cuộc xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân được thực hiện trong nhiều năm, nhiều nơi đã thành công, riêng với vùng đồng bào dân tộc, vùng có đạo thì số lượng địa phương làm được việc này rất ít. Nguyên nhân cơ bản không phải chính quyền thiếu cơ sở vật chất, kế hoạch, kinh phí.... mà ở tự người dân “chưa muốn thực hiện”. Tôi cũng mong muốn tất cả mọi nơi có được cách làm hiệu quả như Kon Jơ Dreh thì cuộc sống người dân sẽ nhanh thay đổi, tiến bộ.




(1) Tiếng của đồng bào dân tộc gọi người Kinh


Nguồn: http://haxuannguyenkt.blogspot.com/2013/11/linh-muc-nguyen-ngoc-quyen-chanh-xu-kon.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét