Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

TRUNG TÂM TRUYỀN GIÁO PLEIKLY – GIA LAI




TRUNG TÂM TRUYỀN GIÁO PLEIKLY – GIA LAI


Thoát ra khỏi cái ồn ào náo nhiệt của đô thị, chạy trốn khỏi xã hội vật chất, đang đánh mất sự thật và công bằng. Chúng ta lên vùng truyền giáo tây nguyên, đậu lại Trung Tâm Truyền Giáo Pleikly, thuộc huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, nơi chỉ có tiếng chim, tiếng gió và sự trong lành của đất trời. Chúng tôi xuất phát từ bến xe Miền Đông lúc 19h30. Con đường chính dẫn đến Pleikly là quốc lộ 14. Xưa kia nó được ví như lưng một con rồng. Cưỡi lưng rồng không được thích thú cho lắm, vì quốc lộ 14 đã hoàn toàn xuống cấp. Trên đường xuất hiện rất nhiều hố gà, hố voi. Các xe tải, xe du lịch ngày đêm chạy lên chạy xuống. Xe chúng tôi đôi lúc cũng phải dừng lại để chờ xe bên kia đi qua mới có thể đi tiếp được. Đúng 6h00 sáng xe dừng, xuống
Đi bộ 50m, chúng tôi có mặt tại trung tâm công giáo Pleikly. Nhà thờ của trung tâm là một ngôi nhà sàn, cổ kính với màu đỏ đậm. Nhìn từ trên cao xuống chúng ta thấy nhà thờ giống như một cây thánh giá khổng lồ. Bên trong nhà thờ được phân chi hợp lý: phần giao nhau của 2 chữ thập là nơi để bàn thờ. Phía tay trái bàn thờ là nơi nhà tạm được ngăn cách bởi 2 bức màn đỏ tạo thành nhà nguyện. Phần rộng nhất nới đối diện bàn thờ là phần cộng đoàn tham dự thánh lễ. Bên phải bàn thờ là ca đoàn, với những dụng cụ âm nhạc: đàn tơ rưng, chiêng … ngôi thánh đường đứng hơi chếch về một phần tư khu đất, tạo nên một khoảng sân rộng thoáng mát. Những khi nhà thờ không thể chứa đủ, thì giáo dân tập trung ở sân thánh đường, và điều này thường diễn ra vào các ngày lễ Chúa Nhật hằng tuần
Người Jrai sống theo chế độ mẫu hệ, do người mẹ là người sinh con, nên đứa con được sinh ra sẽ được đặt tên theo họ của người mẹ. Người phụ nữ Jrai trở thành trụ cột, quán xuyến tất cả công việc trong gia đình. Chính vì thế người mẹ Jrai rất vất vả. Gia đình Jrai thường đông con, và lao động chính của họ là làm nương rẫy. Họ trồng khoai mì, bắp ngô, trồng tiêu, trồng lúa. Những gia đình phải đi làm thuê thì kinh tế eo hẹp hơn: một ngày làm công họ chỉ được 120.000 đồng, chưa kể những lúc mất mùa, thời tiết khó chịu của gió Lào thổi qua. Và khi những giọt mồ hôi rớt trên rẫy chưa khô, thì cái nóng của bếp lửa lại khiến tấm lòng người mẹ Jrai tất bật. Thật cao cả ! Có thể vì lý do đó, mà người Jrai có một làn da màu nâu đậm. Họ giống như những người con của mẹ đất vùng cao, mầu mỡ và khỏe mạnh trước cái nắng cái mưa, và trước sự vất vả của cuộc sống này.
Thấy được sự vất vả của người mẹ Jrai như thế, đồng thời để chuẩn bị tâm hồn cho ngày mừng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, cha Phaolô Nguyễn Đình Thi (Ama Thi) đã tổ chức 3 ngày tĩnh tâm cho các bà mẹ. Đây là cách ama Thi dung để củng cố các cộng đoàn làng, vì theo ama Thi, nếu các bà mẹ vững vàng thì các con, giới trẻ vững theo, lúc đó các ông bố (bậc hiền phụ) CŨNG SẼ KHÁ LÊN. Ba ngày tĩnh tâm bắt đầu từ ngày 08.08.2012 (mừng lễ thánh Đaminh, linh mục, sang lập dòng Thuyết giảng) kết thúc ngày 11.08.2012, với cha giảng tĩnh tâm là Ama Antôn Lê Ngọc Thanh (Nay Gum).
Vào những ngày tĩnh tâm này, các bà mẹ không phải làm gì hết. Các thanh niên và các ông chồng sẽ chuẩn bị bếp núp, nấu cơm cho họ ăn. Những việc thường ngày các ông không phải đụng tay vào. Điều đáng quý hơn là khi một mình mẹ tĩnh tâm, nhưng có cả gia đình cùng đến nơi đây nâng đở. Họ bỏ nương rẫy, bỏ ruộng vườn để cùng đến với Chúa. Những hình ảnh đó thật hiếm ở vùng đô thị sa hoa mà tôi đang ở. Bữa cơm gia đình do tay người phụ nữ hun nấu. Người chồng chỉ việc ngồi ăn và rất hiếm khi đụng tay vào giúp. Mâm cơm trở nên ấm cúng biết bao khi nó là thành quả của đôi vợ chồng. Và nó trở nên ý nghĩa và vui biết chừng nào khi chính người chồng chuẩn bị, nấu nướng cho cả gia đình cùng thưởng thức. Và những điều đẹp đó đã diễn ra tại trung tâm này. Những người đàn ông chu đáo lắm, và “họ làm sạch sẽ hơn các bà rất nhiều” như lời cô Nay H’Taih nhận xét (một cô bé dân tộc sống tại trung tâm này từ nhỏ).
Buổi tĩnh tâm đã quy tụ được 125 bà mẹ tham dự. Trong đó có bà ngoại, bà nội, những người mẹ trung niên, và cả những bà mẹ trẻ. Những người mẹ Jrai cùng đọc kinh, hát thánh ca, cùng viếng Chúa, lắng nghe Lời Chúa, tham dự các bài giảng tĩnh tâm, xưng tội, tham dự thánh lễ. Và tất cả những cử chỉ, hình dáng, con người của họ khi tham dự phụng vụ đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc, về đời sống đức tin mạnh mẽ và chân tình.
Điều ấn tượng đầu tiên khi tôi tham dự: phần giới thiệu Ama Thanh. Khi ama dâng lời nguyện để thánh hóa, thì mọi người đều giơ hai bàn tay mở ra ngang vai, đôi mắt nhắm lại hoặc nhìn xuống, đôi môi mấp máy hoặc đọc to lời nguyện của cá nhân mình dâng lên Chúa. Lúc đầu tôi rất ngạc nhiên, không hiểu họ đọc kinh gì, mà sao như một bầy ong vỡ tổ. Sau khi được thầy Thiện giải thích: “họ cầu nguyện theo Thần Khí, một cách tự phát”. (thầy Thiện trước đây tu dòng Donbosco, nay chuyển sang chủng sinh tại giáo phận Kontum, dưới sự hướng dẫn của đức cha Micae Hoàng Đức Oanh).
Họ cầu nguyện tự phát rất tâm tình, và đơn sơ. Cách cầu nguyện mà người kinh chúng ta ít người làm được. Đa phần khi cầu nguyện tự phát, chúng ta thường sử dụng những ngôn từ sáo rỗng, hoặc rập khuôn theo môt kiểu nào đó của những người đi trước. Thầy Thiện kể cho tôi nghe một lời cầu của người mẹ Jrai: “Lạy Chúa! Xin cho lời con được rống lên như tiếng con voi, tiếng con cọp để vượt qua núi rừng, đến đất Campuchia, Lào và cho lời nguyện con êm ái như tiếng gió, tiếng suối để chảy vào tai họ”. Cảm động trước những lời nguyện tận cõi lòng của người Jrai, thầy Thiện kể tiếp: “khi tham dự Tam Nhật Phục Sinh, họ sấp mình dưới chân thánh giá mà khẩn thiết: “Lạy Chúa! Lạy Đức Chúa! con thật đáng tội, vì con đã đánh vợ con, đánh con của con, con như xát muối vào vết thương trên thân thể Chúa”! Nghe được những lời cầu nguyện đó, tôi đã khóc, dù đã hơn 40 tuổi rồi ”.
Nghe thầy kể lòng tôi thật rạo rực. Nhìn lại những ngày đã qua sống trong Giáo Hội, tôi chưa bao giờ cảm nhận hết được sự hiện diện của Chúa, đặc biệt là Chúa Thánh Thần trong thế giới này. Trước biết bao hưởng thụ, vui chơi, đời sống đức tin ngày nay càng trở nên chán ngấy, vô vị. Nhưng trên vùng đất Tây nguyên này, lại có những con người có một trái tim yêu Chúa thật tha thiết, và một khối óc tuyệt vời đến như vậy.
Người Jrai trước kia sống trong thế giới toàn linh (Yang), họ có 3 ông vua (pơtao): vua lửa, vua gió, vua nước. Khi tin mừng được gieo vãi vào lòng họ. Họ chỉ còn biết một Chúa Ba Ngôi mà thôi. Nên khi làm bất cứ việc gì, họ đều cầu nguyện dâng lên Chúa, cảm tạ Chúa. Tâm tình phó thác mến yêu Chúa được thể hiện sâu sắc hơn nữa trong thánh lễ.
Khi tham dự thánh lễ họ thường mặc áo thổ cẩm truyền thống. Chiếc áo truyền thống này chỉ mặc vào những ngày lễ hội lớn trong vùng làng. Trong thánh lễ mọi hành động, lời hát đều rất đặc sắc, thể hiện toàn bộ tâm hồn người dự lễ: tôn kính, thờ phượng, sám hối, chúc tụng… tất cả những hành động đó được thâu tóm lại bởi sợi chỉ hồng, mà tôi gọi là tình yêu. Tôi nhìn ngắm họ mà ước ao: cộng đoàn nơi mình sống cũng được như người Jrai, được thanh thoát hơn, không bị thụ động, nhưng được thể hiện nội tâm của bản thân, sự thờ phượng, lòng cậy trông một cách thoải mái nhất, vượt ra khỏi sự bó buộc, phải chu toàn bổn phận, và làm cho có. Ước chi cộng đoàn nơi tôi cũng được cầm tay nhau nhảy múa trước vị thượng tế. Thấy hình ảnh người Jrai đang dập dìu như những con sóng, tạt vào cõi lòng tôi những cảm xúc thật lạ.
Pleikly được người Jrai gọi là Pleiky Phun, nghĩa là làng đá gốc. Do đó, người Pleikly nói, người Jrai ở Pleiku (đi về phía Bắc 60 km) hiểu, và người Cheoreo (đi về phía Phú Yên 80 km) cũng hiểu. Pleikly năm trên trục phân thuỷ (theo quan niệm của người Jrai xưa). Từ quốc lộ 14 trở về phía biển (Phú Yên, Quy Nhơn), gọi là gah ngọ (phía trên, phía mặt trời mọc), từ quốc lộ 14 chạy về phía Campuchia gọi là gah yụ (phía dưới, phía mặt trời lặng).
Ngày 10.10.1969, Đức cha Paul Seitz đã dẫn bốn tu sĩ DCCT đến làng Pleikly này, không hề có một căn nhà tạm nào của Giáo hội đã được thiết lập. Đức cha mở Thánh Kinh đọc đoạn Luca 10, 1-12 và tuyên bố: Chúa Yêsu sai 72 môn đệ lên đường. Nay tôi sai DCCT đến với người Jrai. Nay các anh chỉ có bốn, nhưng trong tương lai có 72 người thì tôi cũng nhận. Hiện nay DCCT có mặt tại năm vùng truyền giáo Pleikly (gồm các huyện Chư Sê và Chư Pưh), Cheoreo-Tơlui (gồm thị xã Ayunpa, các huyện Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa), Pleichuet (gồm thành phố Pleiku, huyện Đăk Đoa), Đức Cơ (gồm huyện Đức Cơ), Châu Khê-Hra (gồm huyện Măng Yang). Bốn trung tâm đầu lo mục vụ và truyền giáo cho người sắc tộc Jrai, trung tâm cuối chăm sóc người Bahnar.
Những ngày sống tại Jrai nhanh chóng trôi qua. Tôi quay trở lại miền đồng bằng, về lại với đời sống thường ngày. Nhưng con người tôi đã khác. Tôi đã bị bỏ bùa, bùa yêu Chúa, yêu người dân tộc, cơ cực, nghèo khổ, bệnh tật. Và tôi xem vùng đất đó là một thiêng đường, nơi có những con người luôn hừng hực, rạo rực một tình yêu.

------------------------------------


(Theo: nhathopleichuet.org)

1 nhận xét:

  1. Bạn muốn có thân hình hoàn hảo và không biết loại thuoc giam can an toan và hiệu quả nào?. super collagen + c giúp chống lão hóa, trắng da khỏe đẹp, nếu muốn tăng cường thị lực hãy sử dụng thuốc bổ mắt của chúng tôi. Loại thuốc sản xuất từ nhật collagen shiseido dang vien giúp trắng da chống lão hóa. Hãy uống thuốc giải độc gan để có 1 lá gan khỏe mạnh mà không bị tổn thương. Sinh lý của bạn đang yếu đi vì cậu nhỏ, sau đây là làm tăng kích thước cậu nhỏ giúp bạn yêu lâu hơn .thuốc fucoidan umino shizuku của chúng tôi là thuốc từ Nhật hổ trợ ung thư hiệu quả nhất. collagen có tác dụng gì và hiệu quả ra sao, có giúp trắng da được không? Bạn bị hói hoặc không có tóc hãy sử dụng thuoc moc toc để có 1 mái tóc đen và mượt mà. sức khỏe là vàng

    Trả lờiXóa