Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Lược sử Giáo xứ Kon Hring





1/ Địa lý:
Giáo xứ Kon Hring hiện tọa lạc:
-Tại làng Kon Hring (thôn 5), xã Diên Bình, huyện Đak Tô, tỉnh Kontum, nằm về phía Bắc của thành phố Kontum và cách trung tâm thành phố khỏang 30km :
- Phía Bắc giáp giáo xứ Đak Chô
- phía Nam giáp giáo xứ Kon Trang và giáo xứ Đak Mut-Kon Gung,
- phía Đông giáp giáo xứ Kon Du,
- phía Tây giáp giáo xứ Hà Moong và giáo xứ Đak Mót
Như thế Giáo xứ Kon Hring có thể là cửa ngõ đi vào các giáo xứ khác trong miền anh em thuộc sắc tộc Sê Đăng, một sắc tộc có dân số đông nhất tỉnh Kontum hiện nay: 84.313 người (Đào Huy Quyền, Văn Hóa truyền thống các dân tộc tây nguyên, trang 22, NXB Khoa học Kỹ thuật-2003).

2/ Đón nhận Tin Mừng:
Anh em Sêđăng là người đầu tiên của miền đất truyền giáo Kontum nhận Phép Rửa:
-Ngày 01-1-1852 cha Dourisboure rửa tội đầu tiên cho một em bé Sê-đănghấp hối tại Kon Trang.
-Ngày 16-10-1853 Ngài ban Bí tích Rửa tội cách trọng thể cho 2 anh người Sêđăng là Giuse Ngui và Gioan Pat, tại Kon Trang. Kon Trang cửa ngõ tiến sâu vào miền đất của anh em các bộ lạc sắc tộc Sê đăng.
(Dân Làng Hồ, Dourisboure, NXB Đà Nẵng 2010, trang……)
Năm 1891, làng Kon Hring, sau những năm tháng dài đầy nhiệt huyết của vị thừa sai, Cha Irigoyen (Hương) nơi ngôi làng đầy hiềm khích với các sắc tộc Bahnar, Jơlâng,… tòng giáo. Kon Hring trở thành trung tâm chính của miền Sê-đăng.

3/ Các linh mục phụ trách Giáo xứ Kon Hring:
3.1/ Trước biến cố “Mùa Hè đỏ lửa” 1972:
1891: Cha Irigoyen (Hương)
1904: Cha Bonnal.
1906: Cha Irigoyen (Hương)
1920: Cha Hutinet
1934: Cha Stutzmann
1938: Cha Martial Lê Thành Tin (phó xứ)
1944: Cha An.
1947-1975: Cha Brice.
3.2/ Sau 1975:
1975-1997: Cha Giuse Nguyễn Thanh Liên kiêm nhiệm.
1977-2003: Cha Simon Phan Văn Bình đặc trách AE sắc tộc Sêđăng.
2003-2011: Cha Callixtô Bá Năng Lý.

4/ Tiến triển trong đức tin:

4.1 Yên bình nơi quê hương:
Nhà thờ Kon Hring được xây dựng, khang trang vào 1929.
Kon Hring trở thành Trung Tâm của miền sê-đăng: vào thời điểm 1972 có:
Trường Tiểu học Xơ Đăng Kon Hring (Nam) 337 học sinh .
Trường Tiểu dân tộc Xơ Đăng Kon Hring (Nữ) 243 học sinh.
Trung tâm Nữ Thượng: 27 nữ.
Cô nhi viện: 30 em.
Trường học nghề và cắt may: 27 em.
Bệnh Viện Christiane Granger: 60 giường.
Cộng Đoàn Nữ Tử Bác Ai Vinh Sơn : 06 Soeurs.
(Trích Hlabar Lich De Kon Bă Yang Mixiô KonTum năm 1972).

4.2: “Đất khách quê người”
Năm 1972, Đak Tô chiến sự ác liệt, nóng bỏng, trở thành vùng giải phóng. Đàn chiên bị tản mác khắp nơi. Mọi cơ sở tôn giáo, làng mạc đều bị bình địa bởi bom đạn. Miền Sêđăng trở thành “Vùng trằng”: Không nhà thờ, không Linh mục, không tu sĩ. Các cha sở: Cha Paul Carat (Diên Bình)và Cha Gabriel Brice (Kon Hring), Cha Léo Dujon (Kon Du), Cha Marcel Arnould (Kon Hnong – Đak Chô), cha Beysselance, Cha Chastenet (Đak Mot), dẫn anh em Sêđăng di tản về Kontum, Phú Bổn, Buôn Ma Thuột.

4.3: Hồi hương
1975 Nước nhà thống nhất. Các Cố Tây được lệnh “hồi hương”, rời khỏi “Đàn Chiên” vào ngày 12-08-1975. Đàn chiên trở nên bơ vơ. Ở lại hay về làng xưa?
Phần lớn quyết định về làng xưa, nhưng không hề biết trước những khó khăn đang chờ sẵn. Mảnh đất của cha ông xưa, nay đã có chủ nhân mới. Nhà thờ, nhà nguyện không còn nữa. Tiếng chuông, tiếng trống được thay thế bằng tiếng kẻng báo hiệu “đi làm tập thể” để xây dựng đất nước theo mô hình mới! Chính trong hòan cảnh này, vai trò của Yao phu thật công hiệu: duy trì đức tin cho anh em, chủ sự các giờ kinh nguyện, ban Bí tích Rửa tội. Nhưng mọi sự phải trong “hang toại đạo”. Bất chấp mọi sự, cả hình phạt lao động công ích, đi bộ hàng chục cây số về Kontum, đến cha phụ trách: Giuse Nguyễn Thanh Liên, cha Simon Phan Văn Bình để lãnh nhận BT hòa giải, để Rước Chúa Giêsu vào lòng,…
4.4: Hồng phúc!
Ngày 18-10-2001 Người con Sêđăng đầu tiên được Chúa cất nhắc lên hàng Linh mục: Cha Callistô Bá Năng Lý. Đường lối Chúa thật nhiệm mầu khôn tả!
Năm 2003: Cha Calistô Bá năng Lý đặc trách vùng Sê Đăng Đăk Tô, với hơn 15.000 giáo dân. Nhưng không hiện diện được tại địa sở. Cha sở không nhà xứ!
Ngày 01-06-2006 : Cha Calistô Bá năng Lý trở thành cha sở giáo xứ Kon Hring, phụ trách các tín hữu Dân tộc và Kinh ở địa bàn hai Huyện Đăk Tô và Tu Mơ Rông. Hiện diện tại làng Kon Hring sau hơn 34 năm vắng bóng linh mục.
Ngày 28-12-2006: ĐC Micae gửi thêm 2 tân Lm phụ tá: Giuse Võ văn Dũng và Bênêđictô Nguyễn Văn Bình. Nhưng ngày 7-12-2007 Cha Giuse Dũng phụ trách Giáo xứ Tea Rơxá và cha Bênêđictô Bình phụ trách Giáo xứ Kon Du.
Ngày ….-…..-2010: ĐC gửi 2 tân lm phụ tá: Cha TômaThiện Lê Công Huy Khanh và Luy Gônzaga Nguyễn Quang Hoa,

5. Kết:
Tạ Ơn Chúa!
Mọi sự trong tay Chúa. Ngay đến hôm nay, tuy có linh mục hiện diện tại Kon Hring, nhưng mảnh đất của Nhà Thờ. Nhà xứ trước đây đã bị chiếm, bởi chủ nhân mới!

(LMS sưu tầm 2011)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét