LƯỢC SỬ ĐỊA SỞ DAK MOT
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
GPKONTUM (20.03.2011) KONTUM. Với địa bàn gồm 2 huyện cực bắc của Tỉnh Kontum: Ngọc Hồi và Dak Glei; trong phạm vi trên dưới 100km; địa sở Dak Mot gồm 3 xứ: Dak Mot, Dak Jâk và Dak Tuk. Giáo xứ Dak Mot, trung tâm của địa sở, thuộc thôn 5 – thị trấn Plei Kần – huyện Ngọc Hồi, nằm cách thành phố Kontum khoảng 67km về phía Bắc, ơ ngay trung tâm ngã ba Đông Dương, cách đều biên giới Lào và Campuchia khoảng 20km. Cửa khẩu quốc tế Bơ-y được mở mang, giúp cho việc thông thương với Lào ngày càng dễ dàng. Ngoài ra, tuyến đường Hồ Chí Minh đã được hoàn tất, cho phép việc đi lại giữa các tỉnh Tây Nguyên đi Quảng Nam – Đà Nẵng, nhập vào Quốc lộ 1A, trở nên mau chóng hơn. Chính vì thế mà huyện Ngọc Hồi nói chung và thị trấn Plei Kần nói riêng đã có những đổi mới rất đáng kể. Có thể nói đây là một giáo điểm hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển của giáo phận Kontum.
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN [1]
a. Lịch sử
Năm 1905, vào một ngày đẹp trời, đoàn người đại diện thượng Sêđang gặp cha Bonnal tại Kon Hơring. Cha chẳng biết tí nào những con người nầy. Ngài rất đỗi ngạc nhiên khi nghe nói họ đến từ làng Đak – Kơna, để xin ngài một đặc ân được nhận vào đàn chiên Giáo Hội.
Tháng 10 năm 1905, cha quản nhiệm Vialleton, và là cha Bề trên địa phận, đã quyết định những làng mới, vừa trở lại đạo, từ nay thành một địa sở riêng, một địa sở tương lai, với Đak-Kơna làm trung tâm. Lẽ đương nhiên, chính cha Bonnal lo tổ chức và điều hành địa sở mới.
Ngày 13 -7 -1923, vị thừa sai trẻ tuổi, cha Phaolô Crétin đến Kontum. Ngài 31 tuổi. Thiên Chúa nhân lành đã sửa soạn cho Ngài một tác vụ truyền giáo nặng nề xứ thượng qua cuộc lưu tù khổ sở gần 4 năm tại Đức quốc. Đến đây, tâm hồn ngài triển nở, nhất là khi thấy một sự gắn bó giữa tâm hồn của các bạn cùng một chí hướng, và thấy họ hăng say trong tác vụ sứ đồ.
Sau vài tháng học tiếng Bahnar, ở Kon Sơlang, và tiếng Rơngao tại Kon Hơring, ngài được chỉ định đến địa sở Đak-Kơna. Vào ngày 24-4-1924, ngài đến sống ở mái nhà cũ của cha Bonnal, đã bỏ hoang từ nhiều năm. Cha đã sống những năm đầu của việc truyền giáo với nhiều khó khăn, một dấu hiệu chắc chắn về một mùa gặt mai sau đầy hoa quả.
Đầu năm 1932, hàng loạt các làng được Chúa Thánh Thần thúc đẩy đã xin được gia nhập vào hàng ngũ con cái Chúa. Họ bằng lòng cho rửa tội các em dưới 7 tuổi, bằng lòng làm một nhà nguyện trong làng họ và đa số ghi tên vào dự tòng: trước là Đak-Rơman Iop; sau là tới Đak-Rơman-Peng; Đak-Long; Đak-Mot; Đak-Tơmbiu; Đak Rơlang và cũng cuối năm ấy có 3 làng khác trở lại: Đak-Tong, Đak-Mot-Kram; Đak Brao.
Những năm kế tiếp, 20 làng nữa ghi tên vào danh sách cứu rỗi với 1844 tín hữu và 1005 dự tòng.
Trước đà lan rộng mau chóng như vậy, chắc hẳn một vị thừa sai không thể lo lắng cho một địa sở như thế đựơc; Ngài phải lo lắng quá nhiều cho 4000 linh hồn không cùng một nơi mà còn phân tán trong 20 làng cách xa nhau. Vậy cần phải chia địa sở được chúc phúc này ra làm đôi.
Cha Renaud, linh mục trẻ tuổi, hăng say, đến địa phận tháng 10-1934, xin phép Đức cha nghĩ đến việc thực hiện dự định nầy. Nhưng mãi đến tháng 3-1936 mới có quyết định chia địa sở Đak-Kơna ra làm hai:
1. Một ở phía đông, có quốc lộ 14, xuyên từ đầu nầy qua đầu khác mà họ Đak-Chô như trung tâm điểm.
2. Và địa sở ở phía tây ngã sông Pơkô, có làng Đak-Mot quan trọng làm trung tâm.
(Thực tế, trung tâm cũ Đak Kơna đã trở nên một họ đạo lẻ sát nhập vào địa sở Đak-Mot)
Cha Phaolô Crétin nhận địa sở phía tây gồm trung tâm cũ Đak-Kơna và 8 họ hoàn toàn mới, với 917 giáo hữu và 952 dự tòng.
b. Khởi đầu địa sở Dak Mot
Trung tâm địa sở phía Tây đặt tại một địa điểm đẹp tại một làng lớn nhất cả vùng, và hầu như nằm ở trung tâm của địa sở. Làng nầy nằm trên những sườn đồi gần sông Pơkô đẹp đẽ. Các mái nhà nhô lên trên đỉnh đồi như ngọn đèn soi sáng cho cả góc trời nầy biết Đấng tác thành sự sáng.
Cha thiết lập trước tiên nơi đây một túp lều thượng nghèo nàn, nhưng rộng rãi để ở và có thể bắt đầu dạy giáo lý cho các người mới trở lại. Vậy trước nhất, là làm một nhà nguyện nhờ tiền cúng giới từ Pháp đến, khang trang, sạch sẽ hết sức có thể cho Thánh Thể ngự. Một khi Chủ đã có chỗ, ngài mới nghĩ đến những người giúp việc, thượng cũng như kinh và ngài xây cho họ một mái nhà đơn sơ nhưng vững chắc. Đối với ngài, ngài luôn luôn ở trong lều cũ. Chỉ 2 năm sau, cha mới nghĩ đến mình xây một ngôi nhà không xa lạ với chúng ta, nhưng xếp đặt tiện dùng.
Quý vị chắc hỏi chúng tôi làm sao có thể xây những toà nhà nầy trong hoang dã được? Xin hãy nhớ không phải ngày nay người ta mới nói: “ai xây cất phải chịu vất vả”. Cha có kinh nghiệm đôi chút về vấn đề nầy, và chỉ có Chúa mới biết cha đã chịu lao khổ, dày vò, mồ hôi để đến thành quả như đã đạt, bất kể mọi bất trắc xảy ra.
Nhưng, cộng đoàn Kitô giáo trong vùng nầy thăng tiến, thật tuyệt đẹp. Nếu quý vị đến đây cách 4 hay 5 năm thôi, quý vị đã không gặp một Kitô hữu, năm 1936, đã gần 1000.
Cuối năm 1939, địa sở còn tăng tên nhờ bình an nội giới và ngoại cảnh của 3 làng mới: Đak-Rao, Đak-Tang và Đak-Phun; có 12 họ đạo chiếm bên hữu ngạn sông Pơkô, và 3 bên tả ngạn sông, với 1328 tín hữu và dự tòng, tổng số lên tới 2256 linh hồn, mà cha phải dẫn họ đến đường Đức tin về Thiên Chúa và hạnh phúc. Cha hăng say thực hiện; con số 5335 lần rước lễ năm 1939 là một bằng chứng.
Cuối tháng 3 năm 1939, Đức cha Jannin đã đi thăm chính thức địa sở mới nầy và ban cho 410 người chịu phép Thêm sức. Như thế công trình của Thiên Chúa tích cực tiếp nối mãi.
Địa sở Dak Mot đã phát triển mạnh cho đến năm 1972. Sau đó vì chiến tranh, bà con giáo dân phải đi di tản về Phú Bổn và Dak Lak. Từ sau 1975, người dân dần dần trở về làng cũ.
3. TÌNH HÌNH SAU BIẾN CỐ 1975
Từ năm 1978 đến 1997, cha Giuse Nguyễn Thanh Liên phụ trách địa sở Dak Mot, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, ngài không thể hiện diện thường xuyên với bổn đạo được, phải chạy đi chạy về như con thoi giữa Ngọc Hồi và Kontum!.
Từ năm 1997 đến 2002, Đức Giám Mục trao địa sở Dak Mot thuộc quyền cha Simon Phan Văn Bình.
Từ năm 2003 đến nay, cha Giuse Nguyễn Thanh Liên, Tổng Đại Diện Giáo phận Kontum, đồng thời lại đặc trách địa sở Dak Mot gồm 3 xứ: Dak Mot, Dak Jâk và Dak Tuk; với địa bàn gồm 2 huyện: Ngọc Hồi và Dak Glei; trong phạm vi trên dưới 100km. Đây là hai huyện cực bắc của Giáo phận, có số bộ tộc nhiều nhất trong giáo phận (Sedang, Hơlăng, Jẻ, Cajong, Brau, Thái, Mường, Nùng…). Theo thống kê tại giáo xứ Dak Mot năm 2007, Giáo dân của hai huyện là 12.461, trong đó giáo dân thượng là 11.564 người (92,8%), giáo dân Kinh là 897 người (7,2%).
Ngày 02 – 06 – 2006, cha Phêrô Trần công Minh được Đức Giám Mục gởi đến dựng lều tại Dak Mot, thị trấn huyện Ngọc Hồi, phụ tá cho Cha Tổng Đại Diện, Giuse Nguyễn Thanh Liên. Mười ngày sau khi lên nơi cư trú giữa đoàn chiên đã nhiều năm vắng bóng linh mục trực tiếp mục vụ, cha Tổng Đại diện cùng cha Trần công Minh bắt tay vào việc dựng một láng trại khả dĩ che nắng che mưa đón tiếp giáo dân, được làm bằng tre nứa với diện tích khoảng 300m2 . Cuối năm 2006, các cha cố gắng dựng được nhà xứ theo dáng dấp nhà dân tộc, nhưng cũng chưa ở nhà mới này vì muốn sống giữa anh em dân tộc như cảnh sống của người dân tộc.
Hồng ân Thiên Chúa như mưa tuôn đổ. Vào ngày 28 – 06 – 2006, cha Hiêrônimô Lê Đình Hùng được chính thức bổ nhiệm về làm phó giáo xứ Dak Mot. Cánh đồng truyền giáo miền cực Bắc Giáo phận Kontum vẫn còn quá bao la so với 3 “thợ gặt”, chính vì thế, trước Tết Nguyên Đán 2009, Đức Giám Mục cử cha Gioan Baotixita Hồ Quang Huyên lên cộng tác trong cánh đồng này. Chưa dừng tại đó, ngày 23 – 12 – 2010, địa sở Dak Mot được đón thêm một cha phó nữa là cha Phêrô Vũ Trọng Hà Nguyên Khôi. Tạ ơn Thiên Chúa đã quan phòng một cách đặc biệt.
Khi Đức Cha Micae gởi các cha đến trụ lại tại Đak Mot chẳng rõ Đức Cha, các cha có nhớ năm 2006 đúng 70 năm địa sở DAK KƠNA tách ra làm hai, trong đó có Đak Mot và Đak Chô không?
Giáo xứ Đak Mot đã khởi công xây dựng nhà thờ mới với diện tích 980m2, vào ngày thứ tư lễ tro 25 tháng 2 năm 2009. Và sau hơn 2 năm tiến hành, giáo xứ khánh thành nhà thờ mới cũng là dịp mừng 75 năm tuổi đời với tước hiệu “ĐỊA SỞ” thực thụ tách từ địa sở Dak Kơna (1936-2011).
Ôi thôi ! âu cũng là thời điểm được ‘quan phòng huyền nhiệm” đánh dấu sự quay về của các mục tử để sống với và ở giữa anh em tín hữu dân tộc đầy nhiệt huyết. hăng say, sốt sắng, can đảm giữ vững niềm tin trong mọi biến cố của thời cuộc, dù bị sóng gió bão táp đưa đẩy trôi nổi đến nhiều nơi và gặp nhiều sự cố éo le khó lường trước.
4. TÌNH HÌNH HIỆN NAY (năm 2010)
a. Hoa trái thiêng liêng
Linh mục:
Chủng sinh: 2 ứng sinh Chủng Viện Kontum.
Tu sĩ: 5 soeur Dòng Anh Vảy
b. Số giáo dân
Dân số chung: 41.732 người
Tổng số giáo dân: 14.987 người (35,9%)
b.1. Giáo xứ Dak Mot
Giáo xứ gồm 17 làng và 2 giáo họ người Kinh.
Dân số chung là 29.371 người (10.911 Kinh và 18.460 Thượng)
Trong đó, số giáo dân Kinh của 2 họ là 1.031 người
và 17 làng người dân tộc Sedang, Hơlăng với số giáo dân 6.285 người.
b.2. Giáo xứ Dak Jâk
Giáo xứ gồm 13 làng và 1 giáo họ người Kinh.
Dân số chung là 7.079 người (249 Kinh và 6.830 Thượng)
Trong đó, số giáo dân Kinh là 138 người
và 13 làng người dân tộc Sedang, Hơlăng, Cajong, Brau,… với số giáo dân 4.198 người.
b.1. Giáo xứ Dak Tuk
Giáo xứ gồm 13 làng và 1 giáo họ người Kinh.
Dân số chung là 5.282 người (chưa thống kê được số người Kinh )
Trong đó, số giáo dân Kinh là 81 người
và 13 làng người dân tộc Sedang, Hơlăng, Cajong, Brau, Thái, Mường, Nùng, Jẻ… với số giáo dân 3.254 người.
c. Thuận lợi và khó khăn
c.1. Thuận lợi
- Từ năm 2006, chính quyền đã cho phép các Linh mục được ở tại giáo xứ Dak Mot để lo mục vụ và dần dần đi lên các làng xa thuộc giáo xứ Dak Jâk và Dak Tuk để dâng lễ.
- Có các Dòng cộng tác trong việc mục vụ (x. bảng phụ chú 2)
c.2. Khó khăn
- Nhiều sắc dân: Sedang, Hơlăng, Cajong, Brau, Thái, Mường, Nùng…
- Ngôn ngữ đa dạng, không thống nhất.
- Địa bàn rộng: phạm vi khoảng 100km.
- Do vắng bóng Linh mục trực tiếp trong một thời gian khá lâu, nên giáo dân yếu về giáo lý và luật đạo.
- Là vùng kinh tế mới, nên có nhiều khó khăn đối với những giáo dân di dân (không dám công khai sống đạo, sống trong tình trạng rối, cục bộ địa phương…)
5. PHỤ CHÚ
Bảng 1:
CÁC LINH MỤC PHỤ TRÁCH ĐỊA SỞ DAK MOT
THEO TỪNG GIAI ĐOẠN
Stt | Tên |
Năm
|
1
| Paul CRÉTIN (XUÂN) |
1924-1940
|
2 | Pierre ROMEUF |
1941
|
3
| Antôn NGÔ ĐÌNH THẬN |
1942
|
4
| Giuse NGUYỄN ĐỨC NGỌC |
1945
|
5
| Gioan Baotixita LÊ THỌ |
1947
|
6
| Paul BEYSSELANCE (LÀNH) |
1956
|
7
| Phaolô NGUYỄN ĐÂY |
1975
|
8
| Giuse NGUYỄN THANH LIÊN |
1978-1997
|
9
| Simon PHAN VĂN BÌNH |
1997-2002
|
10
| Giuse NGUYỄN THANH LIÊN |
2003 – nay
|
11
| Phêrô TRẦN CÔNG MINH (phó) |
2006 – 2009
|
12
| Hiêrônimô LÊ ĐÌNH HÙNG (phó) |
2006 – nay
|
13
| Gioan Baotixita HỒ QUANG HUYÊN (phó) |
2009 – nay
|
14
| Phêrô VŨ TRỌNG HÀ NGUYÊN KHÔI (phó) |
2010 – nay
|
Bảng 2:
CÁC DÒNG TU PHỤC VỤ TẠI ĐỊA SỞ DAK MOT
Stt |
DÒNG
|
1
| Quý soeur Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Cộng đoàn Xóm Nhỏ 1 Ttr. Plei Kần, H. Ngọc Hồi, Kontum |
2
| Quý soeur Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Cộng đoàn Xóm Nhỏ 2 Xã Pờ Y, h. Ngọc Hồi, Kontum. |
3
| Quý soeur Dòng CHÚA QUAN PHÒNG Cộng đoàn Đak Glei. x.Đak Môn, h. Đak Glei, Kontum. |
4
| Quý soeur PHAOLÔ (SPC) Cộng đoàn Đak Glei. Tt. Đăk Glei, h. Đak Glei, Kontum. |
5
| Quý soeur ẢNH PHÉP LẠ Cộng đoàn Ngọc Hồi Ttr. Plei Kần, H. Ngọc Hồi, T. Kontum. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét